Do điều kiện có nguồn nguyên liệu phong phú và đặc trưng của các cư dân nông nghiệp nên nghề đan lát phát triển mạnh ở đồng bào các dân tộc. Nguồn nguyên liệu chủ yếu được lấy từ tre, mây, nứa, các loại dây rừng để tạo ra các sản phẩm như:
Rổ, rá, mâm...vừa để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt vừa làm hàng hoá trao đổi. Nghề đan lát phát triển mạnh ở các dân tộc như: Mảng, Kháng, Si La, La Hủ, La Hả...
So với các dân tộc khác, người Khơ Mú có kỹ thuật đan lát vượt trội. Họ đan được nhiều kiểu, như đan lóng mốt, lóng hai, lóng ba và có những kiểu đặc trưng riêng chỉ có người Khơ Mú biết như kiểu đan raleohó. Kiểu đan này thường tạo các sản phẩm như mâm, ghế mây, đáy, nắp đậy các loại gùi. Các sản phẩm đan lát của người Khơ Mú rất phong phú như: Gùi “èng”, mẹt “hmpỉa”, sàng “truy ơơr”, nong nia “ chưng ưr”, bồ “ khờ rẹ”...và một số sản phẩm khác được làm từ mây.
Rổ, rá, mâm...vừa để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt vừa làm hàng hoá trao đổi. Nghề đan lát phát triển mạnh ở các dân tộc như: Mảng, Kháng, Si La, La Hủ, La Hả...
So với các dân tộc khác, người Khơ Mú có kỹ thuật đan lát vượt trội. Họ đan được nhiều kiểu, như đan lóng mốt, lóng hai, lóng ba và có những kiểu đặc trưng riêng chỉ có người Khơ Mú biết như kiểu đan raleohó. Kiểu đan này thường tạo các sản phẩm như mâm, ghế mây, đáy, nắp đậy các loại gùi. Các sản phẩm đan lát của người Khơ Mú rất phong phú như: Gùi “èng”, mẹt “hmpỉa”, sàng “truy ơơr”, nong nia “ chưng ưr”, bồ “ khờ rẹ”...và một số sản phẩm khác được làm từ mây.
(Nguồn: laichau.tourism.vn)