Làng nghề & Sản phẩm ĐP
Nghề dệt thổ cẩm Điện Biên
Thổ cẩm ở Điện Biên được dệt theo cách truyền thống bởi những người dân tộc thiểu số địa phương cho nhu cầu sử dụng của họ. Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của chính phủ, một số thợ dệt địa phương được khuyến khích thành lập các hợp tác xã. Chính quyền địa phương và người dân đặt nhiều hi vọng trong thiết lập các mô hình phát triển dưới kế hoạch dự án được thiết kế tốt.
Bản Na Sang II có lịch sử lâu đời về nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Người dân dệt thổ cẩm chủ yếu cho nhu cầu sử dụng bản thân. Giá trị sản phẩm của họ đã được phân tích bởi nghiên cứu qui hoạch tổng thể về nghề thủ công năm 2004 của JICA. Thổ cẩm Na Sang II nay trở thành một trong những hợp tác xã điển hình nhất của tỉnh Điện Biên.
Thổ cẩm Na Sang II có nhiều ưu thế để phát triển như có các lao động có kĩ năng và văn hóa Lào độc đáo. Sự tự hào và đoàn kết giữa các xã viên ở Na Sang II cũng là những nhân tố tích cực cho sự phát triển các hoạt động của hợp tác xã. Ngoài ra, hợp tác xã cũng có đất và xưởng làm việc. Việc xúc tiến thương mại cũng có thuận lợi do hợp tác xã khá gần với Điện Biên Phủ, chỉ cách khoảng 40 phút đi ô tô.
Mặt khác, người dệt thổ cẩm ở Na Sang II hiện nay đang gặp khó khăn trong việc tiếp tục sản xuất. Việc dệt thổ cẩm tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức do phải dệt bằng tay với các khung dệt thủ công. Chi phí sẽ giảm đi nếu có khung dệt máy tự động. Mặc dù chất lượng sản phẩm dệt bằng tay được đánh giá tốt nhưng giá của sản phẩm tương đối cao và vì thế khó cạnh tranh được so với sản phẩm cùng loại khác có trên thị trường. Do giá cả của sợi vải nhập từ Lào khá cao trong thời gần đây nên giá bán của sản phẩm nay lại càng cao hơn so với trước. Đồng thời, các xã viên rất thiếu thông tin về thị trường dẫn tới hạn chế về ý tưởng để đa dạng hóa sản phẩm.
Tỉnh Điện Biên quyết tâm cao độ trong việc thiết lập mô hình phát triển nghề dệt thổ cẩm. Hợp tác xã thổ cẩm Na Sang là một trong những hợp tác xã điển hình ở Điện Biên được tổ chức bởi những người thợ lành nghề có khả năng sản xuất ra những sản phẩm với hoa văn độc đáo nếu được hỗ trợ kĩ thuật hợp lý. Thông qua việc phát triển mô hình, chính quyền địa phương sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm có giá trị ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Những kinh nghiệm này sẽ giúp cho việc xác nhận sự cần thiết của những bước phát triển tiếp theo và bảo tồn văn hóa dân tộc.
(Nguồn: taybac.net)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch