Làng nghề & Sản phẩm ĐP
Nghề dệt thủ công mỹ nghệ
Lâm Ðồng từng được biết đến với các sản phẩm dệt thổ cẩm đã có từ lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên trước đây chỉ là nhà ai dệt nhà nấy có chứ chưa hình thành các làng nghề dệt thổ cẩm như hiện nay. Có tiếng tăm ở Lâm Ðồng bây giờ là hai làng nghề dệt thổ cẩm B’Nơ C (xã Lát – Lạc Dương) và làng nghề K’Long (xã Hiệp An – Ðức Trọng).
Lâm Ðồng từng được biết đến với các sản phẩm dệt thổ cẩm đã có từ lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số.Tuy nhiên trước đây chỉ là nhà ai dệt nhà nấy có chứ chưa hình thành các làng nghề dệt thổ cẩm như hiện nay. Có tiếng tăm ở Lâm Ðồng bây giờ là hai làng nghề dệt thổ cẩm B’Nơ C (xã Lát – Lạc Dương) và làng nghề K’Long (xã Hiệp An – Ðức Trọng). Các mặt hàng dệt này tuy chưa có điều kiện xuất đi nhiều ở thị trường các nước nhưng cũng không còn trong phạm vi hạn hẹp như trước đây là chỉ có đồng bào dân tộc ít người mới sử dụng những sản phẩm do chính tay họ làm ra, mà hầu như mọi người dân Lâm Ðồng đều đã dần cảm thấy thích thú khi mua sản phẩm này và dùng chúng một cách có ích. Mỗi một người khi đi ngang qua quầy hàng thổ cẩm đều không khỏi dừng chân nán lại nhìn ngắm và mua lấy một hoặc một vài kiểu giỏ xách tay, ví, bóp đầm, băng đô,… với sự phối màu rất lạ mắt, tinh tế và hấp dẫn người mua hàng. Hiện đã dần có ngày càng nhiều các quầy hàng thổ cẩm được bày bán ở các điểm tham quan du lịch như Thung lũng Tình yêu, Langbiang, Thác Prenn, hồ Than Thở,... Ngoài ra, tại các nhà hàng, khách sạn trong tỉnh và cả ngoài tỉnh du khách cũng nhận thấy mặt hàng này được sử dụng làm khăn trải bàn, làm vật trang trí càng tăng thêm vẻ sinh động cho không gian nơi làm việc và sinh hoạt.
Các làng nghề thủ công mỹ nghệ
Làng nghề dệt thổ cẩm K’Long, xã Hiệp An, huyện Ðức Trọng, cách Ðà Lạt khoảng 20 km về phía Nam hiện do Cha Nguyễn Ðình Phúc quản lý, thuộc loại hình cơ sở dạy nghề với 40 công nhân theo học và sản xuất, trong đó bộ phận dệt là 14 chị, may là 20 chị và thêu là 6. Các chị cho biết mỗi một buổi có thể dệt được một tấm vải dài 90 mét khổ 2 tấc dùng làm khăn quàng cổ, caravate, túi xách tay hoặc quần áo,…mẫu mã đa dạng, rất đẹp mắt. Các mặt hàng ở đây luôn ổn định về chất lượng, được biết mỗi năm có thể xuất một lần ra nước ngoài, năm 2003 xuất đi Ý đạt 1000 USD. Mới chỉ hơn 02 năm thành lập nhưng làng nghề K’Long đã tạo được nhiều ấn tượng tốt cho người dân Lâm Ðồng, Tây Nguyên nói riêng và người dân cả nước nói chung; tạo được công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, các chị có nghề nghiệp vừa làm tăng thu nhập cho gia đình lại vừa góp phần cho sự phát triển mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng và cho nền kinh tế tỉnh nhà nói chung.
Một làng nghề cũng được du khách rất quan tâm đó là làng nghề dệt thổ cẩm B’Nơ C, không thuận lợi như làng nghề K’Long là nằm ngay quốc lộ 20, nhưng B’Nơ C lại là vùng thuộc khu du lịch Langbiang, là nơi du khách rất thường xuyên lui tới, tham quan và mua sắm, đặc biệt là các mặt hàng thổ cẩm với nhiều mẫu mã đa dạng làm mê mẩn lòng người. Chị K’ Tuyn, người được công nhận là nghệ nhân trong nghề, cho biết với 40 hộ làm nghề thì có 35 người dệt chính, có khả năng cung cấp sản phẩm thường xuyên, còn lại những thợ phụ là các em học sinh hoặc phụ nữ lớn tuổi. Hầu hết các chị vừa làm nghề dệt lại vừa làm nội trợ và làm cả việc nương rẫy nhưng năng suất vẫn rất cao. Mỗi người có thể dệt một tấm vải dài 2m khổ 55cm/ ngày và 02 tấm vải 55cm sẽ thành một tấm ui cho phụ nữ K’Ho mặc hàng ngày. Hoa văn, màu sắc cũng đặc trưng không kém gì các mặt hàng thổ cẩm của những làng nghề khác. Làng nghề B’Nơ C cũng đã tham gia một vài hội chợ trong nước nên đã gây được ấn tượng đối với nhiều du khách trong và ngoài nước.
Bên cạnh mặt hàng thổ cẩm thì mây tre đan, tranh thêu tay trên lụa, đan len, hoa tươi sấy khô,…cũng là những thế mạnh đặc trưng của Lâm Ðồng. Công ty TNHH XQ, HTX mỹ nghệ Hữu Hạnh nổi tiếng với mặt hàng thêu tay,; Tổ hợp tác đan len Trưng Vương (chợ lầu A – Ðà Lạt) được biết đến qua những mẫu mã sản phẩm len đẹp mắt và có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước, một cảm giác ấm áp mỗi khi mặc chiếc áo len trong mùa Nô - en khiến mọi người cảm thấy được che chở, bao bọc vừa ấm cúng lại rất thời trang. Xưởng hoa khô Minh (04 Hồ Tùng Mậu, Ðà Lạt) trưng bày nhiều mẫu hoa đẹp đến lạ lùng, lúc thì tươi tắn như nụ cười của cô gái vừa chớm tuổi đôi mươi, khi thì lại buồn bã, trầm lắng như vẻ một người thiếu phụ, mỗi bình hoa, mỗi bức tranh hoa là một nét đặc sắc làm thích thú biết bao du khách và cả người dân địa phương vẫn hằng ngày qua lại.
Ðà Lạt – với phong cảnh hữu tình lại được tô điểm thêm bởi những nét truyền thống đặc trưng qua những sản phẩm làng nghề độc đáo. Ðà Lạt tuy là xứ lạnh nhưng luôn muốn làm ấm lòng du khách thập phương.
(Nguồn: dichvudulich.net.vn)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch