Làng nghề & Sản phẩm ĐP

Nón Ngựa Gò Găng

Đã là người Bình Định thì không ai dám phủ nhận về hình ảnh chiếc nón ngựa Gò Găng đã một thời vang vọng, đã đi vào ca dao dân gian như sự tích suối Tiên Quy Nhơn: Một cô gái đã trao cho người mình yêu chiếc nón Gò Găng, trước khi chàng xuống thuyền ra khơi - kỷ vật chân tình của người ở lại.

Gò Găng có nón chung tình

Ở đây có thiếp một dạ với mình mình ơi”

“Em về mua vải chợ Gồm
Gò Găng mua nón, phiên Chàm anh vô”
(Ca dao Bình Định )

Ở nước ta, hình ảnh chiếc nón là gợi lên phong cách trang phục cổ truyền của người Việt. Đặc biệt là hình ảnh những chiếc nón quai thao của các cô gái xứ Bắc, nón bài thơ cô gái Huế, nón ngựa Gò Găng của các cô gái Bình Định.

Thực ra thị tứ Gò Găng là địa điểm trao đổi mua bán nón ngựa từ xưa. Nón ngựa được sản xuất từ Kiều Đồng, Kiều Nguyễn, Phú Gia ngày nay thuộc địa phận huyện Phù Cát; rồi thường được chuyển về bán tại chợ Gò Găng nên tục gọi là nón Gò Găng. Nón ngựa được gia công khá công phu, kiểu cách. Ngày xưa nón chỉ dành riêng cho giới phong lưu, đài các. Đặc biệt những chiếc nón ngựa được bịt bạc chạm trổ hình rỗng phượng trên đỉnh nón chỉ được dùng cho giới quan lại địa chủ. Còn thường dân thì hay dùng nón lá buôn, nón chỉ đác. Chúng ta hãy thử hình dung lại viễn cảnh mà cách Lý trưởng, Chánh tổng ngồi trên lưng ngựa, đội nón ngựa bịt bạc đang tư thế công cán trên các nẻo đường làng trong những năm trước 1945 ở các làng quê Bình Định.

(Nguồn: donghuongbinhdinh.org)

 

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *