Sự kiện địa phương
Đắk Nông gắn bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa với phát triển du lịch
Xác định bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc là “phần hồn” để phát triển du lịch, những năm gần đây, ngành văn hóa đã quan tâm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa bản địa, gắn liền với hoạt động du lịch
Toàn tỉnh có 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa và hoạt động lễ hội truyền thống độc đáo riêng, thể hiện rõ đời sống văn hóa, tâm linh, quan niệm nhân sinh. Chính vì vậy, lễ hội là một trong những loại hình văn hóa đặc biệt, có sức thu hút lớn đối với khách du lịch.
Vì vậy, theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Nông thì từ khi thành lập tỉnh, bằng nhiều đề án, ngành văn hóa đã khôi phục được 40 lễ hội truyền thống, xây dựng 79 đội văn nghệ dân gian. Lễ hội truyền thống của các tộc người M’nông, Ê đê, Mạ…được lưu truyền đến ngày nay là những nghi lễ gắn liền với những mốc quan trọng của vòng đời con người và vạn vật.
Điển hình như: lễ khai sinh đặt tên, lễ hội nhập bon, lễ hội cầu mưa, lễ ăn cơm mới, lễ cúng mừng sức khỏe già làng, lễ thượng thọ, lễ mừng nhà mới, lễ sum họp cộng đồng, lễ cưới, lễ đền ơn đáp nghĩa cha mẹ, lễ bỏ mả, lễ dọn nương rẫy, lễ ăn mừng lúa mới…
Các lễ hội độc đáo được tổ chức ở những quy mô lớn nhỏ khác nhau, nhưng đều mang đậm nét bản sắc văn hóa truyền thống. Cùng một lễ hội, nhưng mỗi địa phương, mỗi dân tộc lại có cách tổ chức khác nhau, điều đó càng làm tăng thêm sự đa dạng, phong phú cho các loại hình lễ hội.
Không những vậy, đây cũng là những tiềm năng du lịch văn hóa của vùng đất, được tỉnh, ngành văn hóa đặc biệt quan tâm, coi trọng, giữ gìn và phát triển. Thông qua đó, không những góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống mà còn có tác dụng quảng bá hình ảnh vùng đất và con người đến với du khách gần xa.
Đơn cử, trong chương trình khai mạc Năm du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt, tỉnh đã tổ chức “Đêm Đray Sáp huyền thoại”, trong đó có các hoạt động phục dựng sự ra đời của dòng thác, lễ cưới của người M’nông. Hay như trong lễ khai trương khu du lịch sinh thái thác Lưu Ly, đơn vị tổ chức cũng đã đưa lễ cúng thần rừng vào trong buổi lễ.
Ngoài ra, nhịp cồng chiêng, những món ăn truyền thống như cơm lam, rượu cần cũng không thể thiếu trong các buổi lễ. Cùng với đó, các đơn vị lữ hành khi xây dựng các tour du lịch đến các điểm du lịch sinh thái của tỉnh đều đưa lễ hội vào như một hoạt động không thể thiếu của tour.
Cùng với cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc bản địa luôn là yếu tố hấp dẫn, thu hút du khách gần xa. Vì vậy, nhằm khai thác những tiềm năng văn hóa trở thành những sản phẩm, điểm hẹn hấp dẫn, tỉnh cũng đã và đang có những giải pháp cụ thể.
Theo đó, ngành văn hóa đã tiến hành rà soát các tài nguyên du lịch văn hóa nổi trội, nhất là các lễ hội, mang đặc thù riêng của từng địa phương, từng dân tộc để bảo tồn những nét đặc sắc. Thông qua thực hiện các đề án về văn hóa đã và đang góp phần tạo nên một kho văn hóa truyền thống đầy tiềm năng để phát triển du lịch. Sự đa dạng của các nghi lễ, lễ hội các dân tộc trên địa bàn cũng giúp ngành văn hóa dễ dàng lên kế hoạch để đưa lễ hội vào hoạt động du lịch.
Có thể nói, gắn bảo tồn, phát huy các bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa với việc phát triển du lịch cũng là làm cầu nối giữa quá khứ với hiện tại. Những câu chuyện dân gian gắn liền với sự tích lịch sử và nghi lễ không chỉ thể hiện niềm tin, tín ngưỡng mà còn phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của một dân tộc, nên luôn có ý nghĩa giáo dục truyền thống dân tộc, nhất là khi nó được khai thác để phục vụ du lịch.
(Nguồn: Báo Đắk Nông)
Vì vậy, theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Nông thì từ khi thành lập tỉnh, bằng nhiều đề án, ngành văn hóa đã khôi phục được 40 lễ hội truyền thống, xây dựng 79 đội văn nghệ dân gian. Lễ hội truyền thống của các tộc người M’nông, Ê đê, Mạ…được lưu truyền đến ngày nay là những nghi lễ gắn liền với những mốc quan trọng của vòng đời con người và vạn vật.
Điển hình như: lễ khai sinh đặt tên, lễ hội nhập bon, lễ hội cầu mưa, lễ ăn cơm mới, lễ cúng mừng sức khỏe già làng, lễ thượng thọ, lễ mừng nhà mới, lễ sum họp cộng đồng, lễ cưới, lễ đền ơn đáp nghĩa cha mẹ, lễ bỏ mả, lễ dọn nương rẫy, lễ ăn mừng lúa mới…
Các lễ hội độc đáo được tổ chức ở những quy mô lớn nhỏ khác nhau, nhưng đều mang đậm nét bản sắc văn hóa truyền thống. Cùng một lễ hội, nhưng mỗi địa phương, mỗi dân tộc lại có cách tổ chức khác nhau, điều đó càng làm tăng thêm sự đa dạng, phong phú cho các loại hình lễ hội.
Không những vậy, đây cũng là những tiềm năng du lịch văn hóa của vùng đất, được tỉnh, ngành văn hóa đặc biệt quan tâm, coi trọng, giữ gìn và phát triển. Thông qua đó, không những góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống mà còn có tác dụng quảng bá hình ảnh vùng đất và con người đến với du khách gần xa.
Đơn cử, trong chương trình khai mạc Năm du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt, tỉnh đã tổ chức “Đêm Đray Sáp huyền thoại”, trong đó có các hoạt động phục dựng sự ra đời của dòng thác, lễ cưới của người M’nông. Hay như trong lễ khai trương khu du lịch sinh thái thác Lưu Ly, đơn vị tổ chức cũng đã đưa lễ cúng thần rừng vào trong buổi lễ.
Ngoài ra, nhịp cồng chiêng, những món ăn truyền thống như cơm lam, rượu cần cũng không thể thiếu trong các buổi lễ. Cùng với đó, các đơn vị lữ hành khi xây dựng các tour du lịch đến các điểm du lịch sinh thái của tỉnh đều đưa lễ hội vào như một hoạt động không thể thiếu của tour.
Cùng với cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc bản địa luôn là yếu tố hấp dẫn, thu hút du khách gần xa. Vì vậy, nhằm khai thác những tiềm năng văn hóa trở thành những sản phẩm, điểm hẹn hấp dẫn, tỉnh cũng đã và đang có những giải pháp cụ thể.
Theo đó, ngành văn hóa đã tiến hành rà soát các tài nguyên du lịch văn hóa nổi trội, nhất là các lễ hội, mang đặc thù riêng của từng địa phương, từng dân tộc để bảo tồn những nét đặc sắc. Thông qua thực hiện các đề án về văn hóa đã và đang góp phần tạo nên một kho văn hóa truyền thống đầy tiềm năng để phát triển du lịch. Sự đa dạng của các nghi lễ, lễ hội các dân tộc trên địa bàn cũng giúp ngành văn hóa dễ dàng lên kế hoạch để đưa lễ hội vào hoạt động du lịch.
Có thể nói, gắn bảo tồn, phát huy các bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa với việc phát triển du lịch cũng là làm cầu nối giữa quá khứ với hiện tại. Những câu chuyện dân gian gắn liền với sự tích lịch sử và nghi lễ không chỉ thể hiện niềm tin, tín ngưỡng mà còn phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của một dân tộc, nên luôn có ý nghĩa giáo dục truyền thống dân tộc, nhất là khi nó được khai thác để phục vụ du lịch.
(Nguồn: Báo Đắk Nông)
Ý kiến của bạn
Sự kiện địa phương khác
- Hợp tác về xúc tiến Du lịch làng nghề
- Khai mạc liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội 2014
- Nhiều hoạt động trong "Ngày hội du lịch biển Tam Thanh 2014"
- Bắc Giang bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo
- Quảng Nam: Xây dựng sản phẩm du lịch đón khách APEC
- Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Hà Giang năm 2017 tại Hà Nội
- Tuần lễ văn hóa - du lịch Đăk Nông
- Du lịch xanh và bền vững - Hướng đi của du lịch Bình Thuận
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch