Sự kiện địa phương
Hà Nội xúc tiến thị trường du lịch trọng điểm, hút khách quốc tế
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, do thị trường khách du lịch Trung Quốc đến Hà Nội sụt giảm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch Thủ đô.
Do đó, trước mắt, Hà Nội sẽ định hướng thị trường thay thế và bù đắp thị trường khách Trung Quốc, xác định các thị trường trọng điểm và tiềm năng, từ đó xúc tiến du lịch đẩy mạnh thu hút khách quốc tế.
Từ năm 2011-2013, lượng khách quốc tế đến Hà Nội liên tục tăng trưởng, doanh thu từ du lịch ngày càng cao, trong đó khách du lịch Trung Quốc chiếm số lượng không nhỏ. Riêng 6 tháng đầu năm ngoái, lượng khách quốc tế đến Hà Nội ước đạt 1,39 triệu lượt người, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó thị trường khách Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thời gian gần đây, lượng khách du lịch Trung Quốc đến có giảm. Trước tình hình đó, Hà Nội định hướng các thị trường tập trung đẩy mạnh xúc tiến trong thời gian tới gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Nga và một số nước Đông Âu gồm Ba Lan, Séc, Hungary.
Riêng về thị trường khách du lịch Nhật Bản, Hà Nội sẽ tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ thị trường Nhật Bản do đây là thị trường khách lớn, có khả năng chi trả cao, quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản ngày càng tốt đẹp.
Bản thân thị trường này có 20 triệu khách đi du lịch nước ngoài hàng năm. Đến nay, số lượng tuyệt đối khách Nhật đến Việt Nam và Hà Nội chưa xứng với tiềm năng, khách Nhật cũng đang có xu hướng tìm điểm đến thay thế điểm đến Trung Quốc phù hợp.
Do vậy, thành phố Hà Nội có kế hoạch hàng năm xúc tiến du lịch tới thị trường này, phối hợp với Hiệp Hội du lịch Việt Nam khai thác hợp lý và hiệu quả Văn phòng đại diện du lịch của Hiệp hội tại Tokyo, tham gia thường xuyên Hội chợ Du lịch quốc tế JATA trong một giai đoạn liên tục (8-10 năm), đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng xúc tiến du lịch châu Á (CPTA) do Tokyo làm chủ tịch, thực hiện việc quảng bá du lịch đối ứng giữa Hà Nội với Tokyo nhằm thu hút đông đảo du khách Nhật Bản đến Hà Nội.
Với các thị trường khác, thành phố Hà Nội sẽ tích cực tham gia các hội chợ du lịch, tổ chức các hội nghị xúc tiến du lịch tại các nước, đón các đoàn FAM doanh nghiệp lữ hành gửi khách và báo chí du lịch từ các thị trường này đến khảo sát du lịch Hà Nội và khu vực phụ cận.
Hà Nội cũng sẽ triển khai kế hoạch quảng bá du lịch trên các trang web du lịch danh tiếng và uy tín trên Thế giới như Trip Advisor, Smart Travel Asia, Google...; phối hợp với Hiệp hội du lịch Việt Nam tổ chức Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam - Hà Nội (VITM) ngày càng chất lượng hơn.
Đồng thời, thành phố đẩy mạnh nâng cao, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nguồn nhân lực du lịch; gia tăng các hoạt động chiến dịch kích cầu một cách sâu rộng tới các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch như khách sạn, nhà hàng, trung tâm mua sắm, khu, điểm du lịch, vận chuyển khách.
Về lâu dài, thành phố Hà Nội sẽ xây dựng kế hoạch xúc tiến du lịch giai đoạn 2015 - 2020; ban hành các cơ chế, giải pháp đồng bộ hơn cho hoạt động xúc tiến du lịch nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp cho hoạt động xúc tiến du lịch của thành phố, nâng cao năng lực ứng phó giải quyết khủng hoảng, chuyên biệt hóa đi đôi với đa dạng hóa thị trường khách, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững.
(Nguồn: Vietnam+)
Từ năm 2011-2013, lượng khách quốc tế đến Hà Nội liên tục tăng trưởng, doanh thu từ du lịch ngày càng cao, trong đó khách du lịch Trung Quốc chiếm số lượng không nhỏ. Riêng 6 tháng đầu năm ngoái, lượng khách quốc tế đến Hà Nội ước đạt 1,39 triệu lượt người, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó thị trường khách Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thời gian gần đây, lượng khách du lịch Trung Quốc đến có giảm. Trước tình hình đó, Hà Nội định hướng các thị trường tập trung đẩy mạnh xúc tiến trong thời gian tới gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Nga và một số nước Đông Âu gồm Ba Lan, Séc, Hungary.
Riêng về thị trường khách du lịch Nhật Bản, Hà Nội sẽ tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ thị trường Nhật Bản do đây là thị trường khách lớn, có khả năng chi trả cao, quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản ngày càng tốt đẹp.
Bản thân thị trường này có 20 triệu khách đi du lịch nước ngoài hàng năm. Đến nay, số lượng tuyệt đối khách Nhật đến Việt Nam và Hà Nội chưa xứng với tiềm năng, khách Nhật cũng đang có xu hướng tìm điểm đến thay thế điểm đến Trung Quốc phù hợp.
Do vậy, thành phố Hà Nội có kế hoạch hàng năm xúc tiến du lịch tới thị trường này, phối hợp với Hiệp Hội du lịch Việt Nam khai thác hợp lý và hiệu quả Văn phòng đại diện du lịch của Hiệp hội tại Tokyo, tham gia thường xuyên Hội chợ Du lịch quốc tế JATA trong một giai đoạn liên tục (8-10 năm), đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng xúc tiến du lịch châu Á (CPTA) do Tokyo làm chủ tịch, thực hiện việc quảng bá du lịch đối ứng giữa Hà Nội với Tokyo nhằm thu hút đông đảo du khách Nhật Bản đến Hà Nội.
Với các thị trường khác, thành phố Hà Nội sẽ tích cực tham gia các hội chợ du lịch, tổ chức các hội nghị xúc tiến du lịch tại các nước, đón các đoàn FAM doanh nghiệp lữ hành gửi khách và báo chí du lịch từ các thị trường này đến khảo sát du lịch Hà Nội và khu vực phụ cận.
Hà Nội cũng sẽ triển khai kế hoạch quảng bá du lịch trên các trang web du lịch danh tiếng và uy tín trên Thế giới như Trip Advisor, Smart Travel Asia, Google...; phối hợp với Hiệp hội du lịch Việt Nam tổ chức Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam - Hà Nội (VITM) ngày càng chất lượng hơn.
Đồng thời, thành phố đẩy mạnh nâng cao, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nguồn nhân lực du lịch; gia tăng các hoạt động chiến dịch kích cầu một cách sâu rộng tới các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch như khách sạn, nhà hàng, trung tâm mua sắm, khu, điểm du lịch, vận chuyển khách.
Về lâu dài, thành phố Hà Nội sẽ xây dựng kế hoạch xúc tiến du lịch giai đoạn 2015 - 2020; ban hành các cơ chế, giải pháp đồng bộ hơn cho hoạt động xúc tiến du lịch nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp cho hoạt động xúc tiến du lịch của thành phố, nâng cao năng lực ứng phó giải quyết khủng hoảng, chuyên biệt hóa đi đôi với đa dạng hóa thị trường khách, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững.
(Nguồn: Vietnam+)
Ý kiến của bạn
Sự kiện địa phương khác
- Hợp tác về xúc tiến Du lịch làng nghề
- Khai mạc liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội 2014
- Nhiều hoạt động trong "Ngày hội du lịch biển Tam Thanh 2014"
- Bắc Giang bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo
- Quảng Nam: Xây dựng sản phẩm du lịch đón khách APEC
- Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Hà Giang năm 2017 tại Hà Nội
- Tuần lễ văn hóa - du lịch Đăk Nông
- Du lịch xanh và bền vững - Hướng đi của du lịch Bình Thuận
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch