Sự kiện địa phương
Tạo bước đột phá phát triển du lịch vùng Tây Bắc
Cụ thể, 12 khu bao gồm: Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), Thác Bản Giốc (Cao Bằng), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Tân Trào (Tuyên Quang), Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), Sa Pa (Lào Cai), Thác Bà (Yên Bái), Đền Hùng (Phú Thọ), Điện Biên Phủ-Bá Khoang (Điện Biên), Mộc Châu (Sơn La), Hồ Hòa Bình (Hòa Bình) và 4 điểm du lịch quốc gia đã được xác định trong quy hoạch: Thành phố Lào Cai, thành phố Lạng Sơn, Pắc Pó (Cao Bằng), Mai Châu (Hòa Bình), coi đây là điểm nhấn của du lịch vùng Tây Bắc.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục nghiên cứu các cơ chế, chính sách để thu hút mọi nguồn lực xã hội, đẩy mạnh liên kết công tư đầu tư phát triển du lịch; có chính sách ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông vận tải, khách sạn, hạ tầng du lịch và các hạ tầng kỹ thuật cần thiết khác phục vụ du lịch. Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút nhà đầu tư chiến lược và đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tây Bắc là vùng đất có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, nơi sinh sống của hơn 30 dân tộc anh em với cảnh quan hùng vĩ, một không gian văn hóa rộng lớn và phong phú. Những năm gần đây, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào vùng Tây Bắc. Việc đẩy mạnh liên kết, hợp tác đã tạo điều kiện cho du lịch Tây Bắc phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng, trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi địa phương trong Vùng. |
Đồng thời đẩy mạnh liên kết vùng, liên vùng trong thực hiện quy hoạch, phát triển các sản phẩm du lịch. Tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù gắn với đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch Tây Bắc; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, gắn kết giữa các hình thức du lịch văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch hướng về lịch sử, cách mạng, du lịch mua sắm thương mại cửa khẩu…
Bên cạnh đó quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đầu tư đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại địa phương để góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào.
Phó Thủ tướng giao Ban Chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Ngoại giao hàng năm tổ chức các sự kiện, diễn đàn phát triển du lịch Tây Bắc gắn với đầu tư phát triển thương hiệu du lịch Tây Bắc; đẩy mạnh các hoạt động liên kết phát triển du lịch trong vùng Tây Bắc và liên kết giữa vùng Tây Bắc với các tỉnh, thành phố, các vùng trong cả nước để hợp tác, đầu tư phát triển du lịch./.
(Nguồn: Báo Điện tử Chính phủ)
Ý kiến của bạn
Sự kiện địa phương khác
- Hợp tác về xúc tiến Du lịch làng nghề
- Khai mạc liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội 2014
- Nhiều hoạt động trong "Ngày hội du lịch biển Tam Thanh 2014"
- Bắc Giang bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo
- Quảng Nam: Xây dựng sản phẩm du lịch đón khách APEC
- Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Hà Giang năm 2017 tại Hà Nội
- Tuần lễ văn hóa - du lịch Đăk Nông
- Du lịch xanh và bền vững - Hướng đi của du lịch Bình Thuận
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch