Sự kiện địa phương

Tiềm năng phát triển du lịch Thái Bình

Thái Bình là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, là một trong những vựa lúa của miền Bắc. Cách thủ đô Hà Nội trên 100 km và được bao bọc bởi sông và biển, Thái Bình như một hòn đảo nhỏ, có địa hình bằng phẳng, lãnh thổ Thái Bình nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa châu Á.

Dân cư

    Cư dân Thái Bình vốn là sự hội tụ đa cực các luồng cư dân tứ xứ có gốc Sơn Tây, Hà Đông, Vĩnh Phúc, Đông Triều, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hoá, Nghệ An,…và có cả một bộ phận theo đường biển từ Bắc xuống, từ Nam ra vốn làm nghề đánh cá, sau hợp về định cư trên đất Thái Bình. Do vậy văn hoá truyền thống Thái Bình là sự hỗn dung sắc thái văn hoá của nhiều vùng miền của đất nước Việt Nam và đã được Thái Bình hoá trong điều kiện môi sinh của một vùng đồng bằng sông nước thuần nông. Điều đặc biệt nữa là nếu như cộng đồng dân tộc Việt Nam có đến 54 dân tộc anh em thì ở Thái Bình hầu như trong mọi thời kì lịch sử người Kinh chiếm tỉ lệ tuyệt đối (từ trước năm 1945 đến nay số người Hoa, người Tày, người Thái…sống trên đất Thái Bình chỉ thống kê được tới con số hàng chục, hoặc hàng trăm). Điều này là một trong những cơ sở để tìm hiểu vốn văn hoá truyền thống của người Việt Nam thuộc đồng bằng sông Hồng, chủ thể của nền văn minh sông Hồng còn lưu truyền đậm nét ở Thái Bình.   Di tích lịch sử văn hóa, lễ hội   So với các tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, Thái Bình có diện tích đất tự nhiên thuộc loại hẹp nhưng mật độ các di tích lịch sử văn hoá lại tương đối dày. Tính đến tháng 6/2013 số lượng di tích là 2200, trong đó có 109 di tích xếp hạng cấp Quốc gia và 475 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Đặc biệt vào tháng 9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định xếp hạng Chùa Keo là di tích quốc gia đặc biệt, cùng với 10 di tích khác của cả nước.   Thái Bình cũng là một vùng văn hóa dân gian phong phú, đa dạng mà lễ hội truyền thồng đã có và hiện còn ở Thái Bình đáng được xem là tiêu biểu về số lượng, đa dạng về loại hình với khoảng 200 lễ hội được lưu giữ : Hội Chùa Keo, hội đền Tiên La, hội đền Đồng Bằng, hội đền Côn Giang, hội Lơ, hội trình nghề La Vân, hội chiếu làng Hới, hội làng An Cố… Đây là nguồn tài nguyên quý báu để phát triển du lịch văn hoá Thái Bình.

Văn nghệ truyền thống

 

Văn nghệ truyền thống ở Thái Bình rất phong phú về loại hình. Thái Bình chính là quê hương của chèo và múa rối nước. Hai loại hình nghệ thuật này là thế mạnh, là sinh hoạt phổ biến trong đời sống tinh thần của các cộng đồng làng xã Thái Bình. Vì vậy, mà nó đã được nâng cao và mang tính chuyên nghiệp. Phong trào quần chúng hát diễn chèo khá sôi động, nó dường như thấm sâu vào tiềm thức, vào thói quen sinh hoạt văn hoá của người dân. Ngoài chèo và múa rối nước thì các điệu hát dân ca, múa dân gian ở Thái Bình cũng mang nhiều nét đặc sắc, đặc biệt nở rộ vào những ngày hội làng. Các điệu múa thông thường đều tái hiện lại hoạt động trong cuộc sống đời thường hoặc gắn với thói quen tập tục cụ thể như: múa kéo chữ, múa rồng, múa chèo đò, múa đánh Bệt, múa ếch vồ. Các điệu hát đân ca xưa cũng thịnh hành trong các hội lễ bằng các lời cổ nhưng ngày nay do nhiều nguyên nhân khác nhau mai một dần.

 

Làng nghề

 

Hàng trăm làng nghề truyền thống ở Thái Bình tồn tại lâu đời không chỉ là nguồn kinh tế chính của cư dân nơi đây, mà còn góp phần tạo nên bản sắc văn hóa cho mỗi vùng quê. Hiện nay Thái Bình có khoảng 290 làng nghề được cấp bằng công nhận và các làng nghề phát triển ổn định, trở thành những thương hiệu làng nghề nổi tiếng như thêu Minh Lãng, dệt đũi Nam Cao, chạm bạc Ðồng Xâm, đúc đồng An Lộc... Nhiều nơi dần trở thành vùng nghề như dệt chiếu Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Ðông Hưng.

 

Biển Cồn Vành

 

Khu du lịch sinh thái Cồn Vành thuộc xã Nam Phú, Tiền Hải, cách Thành Phố Thái Bình 40 km dọc theo quốc lộ 39B, với bãi biển trải dài khoảng 6 km còn nguyên nét hoang sơ vốn có.  Khu rừng ngập mặn Cồn Vành gồm các cây vẹt, bần, trang, ôrô, cọc, kèn,...là nơi cư ngụ của nhiều loại chim quý hiếm; nhóm thực vật phù du có khoảng 170 loài tảo khá phong phú và đa dạng so với vùng biển Bắc Bộ. Ngoài ra còn có trên 500 loài hải sản như tôm, ngao, cá biển.... có giá trị kinh tế cao. Cồn Vành có quy mô khoảng 1700ha; phạm vi lập quy hoạch dọc theo tuyến đường ven biển với diện tích khoảng 130 ha.

 

Các tuyến, điểm du lịch Thái Bình

 

- Tuyến thành phố Thái Bình - Vùng ven

Chùa Tiền (trụsởhội Phật giáo Thái Bình); đình Lạc Đạo (thờTrần Lãm); chùa Kênh (nơi bảo lưu điện Phật sinh và bộtượng thập bát La Hán); đền Bồ Xuyên hữu, Bồ Xuyên tả; di tích ấp Hàm Châu thờBùi Quốc Dũng; đền thờNgô Thị Ngọc Giao; chùa Đoan Túc, chùa Tống Vũ...

- Tuyến thành phố Thái Bình - VũThư:

Chùa Keo; làng vườn Bách Thuận; làng thêu Minh Lãng; miếu hai thôn; khu lưu niệm Bác Hồ; chùa TừVân; đình đền Bổng Điền...

- Tuyến  thành phố Thái Bình - Đông Hưng - Hưng Hà:

Tour này có mật độtài nguyên nhân văn tập trung cao với làng chèo Khuốc; từđường Lê Quí Đôn; quần thểdi tích vềnhà Trần; làng dệt Phương La; chiếu Hới; làng kháng chiến Nguyên Xá, múa rối nước Nguyên Xá và Đông Các, bánh cáy làng Nguyễn...

- Tuyến thành phố Thái Bình - Đông Hưng - Quỳnh Phụ:

Đền Đồng Bằng; các kiến trúc đời Lê - Nguyễn (có nhiều tượng pháp, đồ tế khí); dấu vết kho A Sào, Voi đá; đình CổDũng, chùa Đọ, đình Tàu; chùa Bình Cách; đình Đông Kinh; đình Lộng Khê...

- Tuyến thành phố Thái Bình - Đông Hưng - Thái Thuỵ:

Thượng Liệt (quê hương của múa giáo cờ- giáo quạt); đình An Cố; Cồn Đen; đình Tử Đường; miếu 5 thôn; đình Vạn Đồn, Lưu Đồn; đền Chòi; khu lưu niệm Nguyễn Đức Cảnh...

- Tuyến thành phố Thái Bình - Kiến Xương - Tiền Hải:

Biển Cồn Vành là những khu du lịch nghỉdưỡng tốt; làng chạm bạc Đồng Xâm; đền Đồng Xâm; đình Tô; đình Nho Lâm; các di tích liên quan tới các danh nhân lịch sử như Bùi Viện; doanh điền sửNguyễn Công Trứ...; Chùa Am./.

(
Nguồn: thaibinhtourism)

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *