Sự kiện ngành
Họp Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch
Phiên họp có sự tham gia của 30 đại biểu là thành viên của Hội đồng VTCB cùng các khách mời là đại diện của Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch (TCDL), Sở VHTTDL Đà Nẵng, đại diện một số trường Cao đẳng nghề và Đại học có khoa Du lịch tại Đà Nẵng.
Tại phiên họp, đại diện Văn phòng VTCB đã cập nhật tình hình hoạt động của Hội đồng từ phiên họp trước (tháng 6/2013) đến nay trong đó nhấn mạnh đến việc hoàn thiện vị trí chức năng của Hội đồng VTCB, phê duyệt các tiêu chuẩn VTOS phiên bản mới 2013 do Dự án EU xây dựng cũng như việc tiếp tục vận hành hệ thống đăng ký, thẩm định và cấp chứng chỉ nghề VTOS cho người lao động tại các doanh nghiệp.
Các chuyên gia Dự án EU đã giới thiệu đề xuất về Kế hoạch hoạt động của Hội đồng VTCB do chuyên gia quốc tế xây dựng nhằm đảm bảo Hội đồng VTCB phát triển bền vững, hướng tới việc cung cấp các chứng chỉ nghề Du lịch chất lượng cao được công nhận rộng rãi trong nước cũng như quốc tế. Cụ thể, VTCB sẽ xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng mang tính toàn diện và chặt chẽ cho các Tiêu chuẩn nghề Quốc gia của Việt Nam và các Tiêu chuẩn VTCB; ưu tiên nhu cầu của người lao động du lịch trong các chính sách và hoạt động của VTCB, thực hiện việc công nhận nghề và triển khai thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN (MRA) mà Việt Nam đã ký kết. Bên cạnh đó, các đề xuất về ưu tiên, các dịch vụ và mô hình tài chính khả thi cũng được xây dựng trong bản Kế hoạch.
Dựa trên các báo cáo của Văn phòng VTCB và Kế hoạch hoạt động đề xuất của Hội đồng VTCB do Dự án EU xây dựng, các thành viên Hội đồng đã tiến hành phiên thảo luận về vị trí, chức năng, vai trò mới của Hội đồng VTCB cũng như công tác kiện toàn Hội đồng trong giai đoạn mới.
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Khánh Hưng |
Theo đó, Hội đồng VTCB cần xây dựng Quy chế hoạt động cập nhật cho bản Điều lệ trước đây theo yêu cầu của Bộ VHTTDL và Tổng cục Du lịch để thực hiện hai chức năng của Hội đồng nghề du lịch (NTPB) và Ban chứng nhận nghề du lịch (TPCB) theo quy định của MRA cho đến khi Việt Nam đủ điều kiện thành lập hai cơ quan độc lập.
Trong phiên họp buổi chiều, Dự án EU đã cập nhật tình hình phê duyệt 10 bộ tiêu chuẩn VTOS phiên bản 2013. Đến nay, đã có bảy tiêu chuẩn VTOS phiên bản 2013 được Hội đồng VTCB thông qua và Tổng cục trưởng TCDL phê duyệt, đó là nghề Lễ tân, Phục vụ nhà hàng, Phục vụ buồng, Thuyết minh du lịch, Quản lý khách sạn, Vận hành cơ sở lưu trú nhỏ và Phục vụ trên tàu thủy du lịch. Ba tiêu chuẩn còn lại là Hướng dẫn du lịch, Điều hành du lịch và Đại lý lữ hành và Chế biến món ăn đã được đệ trình lên Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch chờ phê duyệt.
Theo dự kiến, từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2014, Dự án EU sẽ tổ chức 15 Hội thảo phổ biến VTOS, 18 khóa tập huấn Đào tạo viên VTOS, một số khóa tập huấn Thuyết minh viên du lịch, Quản lý khách sạn và một khóa đào tạo Đào tạo viên Phục vụ trên tàu thủy du lịch tại khắp các địa phương trong cả nước.
Dự án EU và Hội đồng VTCB đã thảo luận về việc hợp tác trong việc mở rộng hệ thống VTOS phiên bản mới trong đó tập trung vào các yêu cầu và quy trình để Hội đồng VTCB tiếp tục chứng nhận cho các khóa đào tạo VTOS do Dự án EU tiến hành thông qua việc giám sát, xác minh và cấp chứng chỉ.
Kết thúc phiên họp, các thành viên Hội đồng VTCB đã tham quan Trung tâm Thẩm định VTOS mới được VTCB công nhận tại Trường Pegasus Đà Nẵng.
Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam VTOS phiên bản mới (2013) Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam VTOS phiên bản mới (2013) đã chính thức được Tổng cục Du lịch phê duyệt để triển khai các hoạt động đào tạo trong khuôn khổ Dự án EU. VTOS được hiểu là những tiêu chuẩn thực hiện công việc cần phải đạt được và những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả. Bộ tiêu chuẩn phiên bản mới được xây dựng cho sáu lĩnh vực nghề chính (dựa trên 13 Tiêu chuẩn VTOS đã được xây dựng từ Dự án Phát triển Nguồn nhân lực Du lịch từ 2004 - 2010, do EU tài trợ) là Lễ tân, Phục vụ buồng, Phục vụ nhà hàng, Chế biến món ăn, Điều hành Du lịch & Đại lý lữ hành và Hướng dẫn du lịch. Ngoài ra, Bộ tiêu chuẩn cũng được xây dựng mở rộng cho bốn lĩnh vực nghề chuyên biệt đáp ứng các nhu cầu cao của ngành gồm Thuyết minh du lịch, Phục vụ trên tàu thủy du lịch, Quản lý khách sạn và Vận hành cơ sở lưu trú nhỏ. Mỗi Tiêu chuẩn VTOS phiên bản 2013 đều chia thành các bậc nghề (tối đa 5 bậc) với 241 đơn vị năng lực trên cơ sở kế thừa nội dung tiêu chuẩn VTOS cũ (phiên bản 2007), tương thích với tiêu chuẩn ASEAN và hài hòa với tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. Tiêu chuẩn VTOS phiên bản mới còn bao gồm các đơn vị năng lực về Du lịch có trách nhiệm phù hợp với nhiều công việc trong tất cả các lĩnh vực nghề, để hướng dẫn những người làm trong ngành Du lịch thực hiện du lịch có trách nhiệm trong công việc và tại nơi làm việc của họ. |
Nguồn: LV
Ý kiến của bạn
Sự kiện ngành khác
- Hà Nội thu hút du khách bằng môi trường văn minh, thân thiện
- Xác định rào cản trong thương mại dịch vụ
- Thứ trưởng Vương Duy Biên tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ
- Tăng cường hợp tác du lịch Việt Nam - Pháp
- Tăng cường hoạt động của các Hiệp hội Du lịch
- Đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam tới người dân Australia
- Quảng bá du lịch Việt Nam tại Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc)
- Công bố Quy hoạch du lịch Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
- Đề xuất kéo dài thời gian miễn thị thực cho du khách Nga
- Tưng bừng lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc tại Seoul
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch