Văn hóa

Đàn Tam

Đàn Tam là nhạc cụ dây gẩy của dân tộc Việt. Đàn được mắc ba dây nên gọi là Đàn Tam (tam là ba)

Hộp đàn là khuôn gỗ dầy hình chữ nhật (4 cạnh tròn), kích thước 14 x 17 cm.

Thành đàn cao khoảng 5 cm bằng gỗ cứng. Đáy bịt gỗ, có lỗ thoát âm. Mặt đàn làm bằng da trǎn, da kỳ đà, trên mặt có gắn một cái thú để mắc dây. Cần đàn dài 0,65 m không có phím, trên mặt cần có một miếng gỗ để luồn dây, ba dây được mắc vào cuối bầu đàn chạy qua ngựa và miếng gỗ
, miếng gỗ này có tác dụng di chuyển làm cho âm thanh cả 3 dây hạ xuống hay cao lên khi cần thiết. Đầu đàn hình thang cân có 3 trục gỗ để lên dây. Dây đàn bằng tơ xe, nay bằng dây nilon được lên cách nhau một quãng 4 đúng và 5 đúng Sol - Do -Sol1 hoặc Sol - Re - Sol1 Đàn Tam được dùng phổ biến trong dàn nhạc chèo, phường bát âm, ban nhã nhạc. Ngày nay Đàn Tam đã được đưa vào dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

Nguồn: Viện Âm Nhạc Việt Nam
http://www.vnstyle.vdc.com.vn

 

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *