Văn hóa
Sáo Mông
Tuy vậy, "sáo" cũng thường được dùng để chỉ nhiều loại nhạc khí hơi khác của các tộc ít người mà cấu trúc hết sức đa dạng: gồm 1 hoặc 2 ống không gắn cũng như có gắn lưỡi gà, không lỗ bấm cũng như có 1-2 cho tới 6-7 lỗ bấm, thổi dọc cũng như thổi ngang. Tên gọi "Sáo Mông" (hoặc "sáo Mèo") vì vậy mà xuất hiện.
Sáo Mông là dạng sáo đơn, có gắn lưỡi gà, tiếng dân tộc gọi là trà pùn tử. Âm thanh của Sáo Mông có màu sắc độc đáo. Có những tiếng thô đục và rè bên cạnh những tiếng trong trẻo êm ái như tiếng người thủ thỉ, thấm sâu vào lòng người. Bởi vậy từ khi được giới thiệu trên sân khấu ca múa nhạc chuyên nghiệp nó lập tức chiếm được trái tim thính giả khắp nơi và không ngừng được cải tiến để mở rộng khả năng diễn tấu và biểu hiện.
Trong dân gian Sáo Mông là nhạc cụ của các chàng trai. Họ thường mang theo người như một người bạn đường, bạn trong lao động và là người hỗ trợ đắc lực trong việc chinh phục trái tim các cô gái. Tiếng sáo say đắm gọi người yêu và thổ lộ tâm tình cùng nàng trong những đêm trăng sáng trên các triền núi cao...
(nguồn: www.vietnamtourist.com)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch