Văn hóa
Trống Cơm
Trống Cơm - nhạc cụ họ màng rung, chi vỗ của dân tộc Việt. Được gọi là "Trống Cơm" vì trước khi sử dụng, nhạc công dùng cơm nóng nghiền nhuyễn gắn vào mặt trống để điều chỉnh độ cao thấp của âm thanh.
Thân Trống Cơm có hình ống, hai đầu hơi múp, được làm từ một khúc gỗ khoét rỗng dài khoảng 56 - 60 cm. Đường kính hai mặt khoảng 15 - 17cm, bịt bằng da trâu hoặc da bò, mặt trầm gọi là "mặt thổ", mặt cao là "mặt kim". Một hệ thống dây chằng bằng da hoặc mây gọi là dây xạ có tác dụng làm cǎng, trùng hai mặt trống. Là nhạc cụ hòa tấu, được dùng trong nghi lễ phong tục và dàn nhạc chèo, âm thanh trống cơm trầm, vang, hơi đục.
Nguồn: Viện Âm Nhạc Việt Nam
http://vn-style.com/vim/
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch