Văn hóa
Trống Đồng
Loại 1: là loại Trống Đồng lớn, cổ xưa nhất. Ngôi sao ở giữa mặt trống thường có 12 cánh. Một số trống có tượng cóc ở mép mặt trống. Thân trống phần trên phình ra, phần giữa thắt lại và phần dưới choãi ra, có 4 quai.
Loại 2: Có cả loại lớn và vừa. Ngôi sao ở giữa mặt trống thường có 8 cánh. Mặt trống chờm ra khỏi tang. Rìa mặt trống có từ 4 - 8 tượng cóc, có 2 quai, trang trí hoa văn hình hoa lá đối xứng hoặc hình học.
Loại 3: Thường là loại vừa và nhỏ. Ngôi sao có 12 cánh hoặc 8 cánh, có 4 tượng cóc ở mép trống, thân trống phần trên và dưới hình viên trụ, phần giữa thon lại, quai nhỏ.
Loại 4: Đường kính mặt trống thường có kích thước trung bình 50cm, cao 45 - 50cm. Mặt trống phủ vừa sát đến thành thân trống, ngôi sao ở giữa mặt trống 12 cánh. Thân trống chia ra 2 phần: Phần trên phình ra đỡ lấy mặt trống, phần dưới hình viên trụ tròn có 4 quai. Hoa văn trang trí hình động vật: Rồng, Khỉ, không có tượng cóc trên rìa mặt trống. Trống được đúc bằng hợp kim đồng, nhưng tiếng không trong, không vang xa như trống đồng loại 1.
Trống Đồng được gõ bằng dùi có mấu hoặc bọc vải da. Người đánh trống tay phải cầm dùi đánh vào mặt trống, tay trái cầm một thanh tre gõ vào tang trống tạo ra rất nhiều âm sắc khác nhau:
- Khi đánh vào núm giữa (được đúc dầy hơn), âm thanh nghe có cảm giác trầm hơn so với các vị trí khác.
- Đánh vào vành hoa văn cho cảm giác trong, vang.
- Khi đánh vào các con cóc, âm thanh phát ra sắc, gọ, ngắn.
Âm thanh Trống Đồng vang, khoẻ, hùng tráng. Trống Đồng được sử dụng trong Đường thượng chi nhạc (Thời hậu Lê), trong dàn Nhã nhạc thế kỷ 15, 16 và trong dàn nhạc lễ thể kỷ 18. Hiện nay chỉ còn thấy trong đời sống văn hóa các dân tộc Khơ Mú, Lô Lô và dân tộc Mường thường sử dụng Trống Đồng với tư cách là một nhạc cụ trong tang lễ. Trống Đồng là một hiện vật văn hóa tiêu biểu mà cha ông ta đã để lại. Là một nhạc khí quan trọng trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam.
Nguồn: Viện Âm Nhạc Việt Nam
http://vn-style.com/vim
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch