Điểm Du lịch
Chiếu cói Quảng Ngãi
Thu Xà (xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa) và Cổ Lũy (xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh) là những làng nghề dệt chiếu cói nổi tiếng Ở Quảng Ngãi.
Các làng trên đều nằm Ở hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ, tiếp giáp với cửa Đại, cửa Lở, có nhiều đầm lầy nước lợ, chua phèn, thích hợp với cây cói (một loài thảo mộc thân thảo, mềm, xốp, khi thu hoạch cao khoảng 1 mét), là nguyên liệu chính để dệt chiếu.
Một nguyên liệu khác là cây tra hoặc cây đay. Đay cũng được trồng Ở vùng đầm lầy nước lợ; còn tra lại được lấy từ vùng núi. Thợ dệt chiếu Nghĩa Hoà dùng sợi tra. Thợ CỔ Lũy thì dùng đay. Sợi đay và sợi tra dùng để xe thành những sợi dây trân, tức là khung dây chạy dọc để dệt mảnh chiếu.
Công đoạn đầu tiên để dệt chiếu sau khi đã có đủ nguyên liệu là dựng khung dệt. Khi dệt người thợ hai tay nâng đưa khổ về phía trước khiến cho giữa hai làn sợi đay tạo thành kẽ hở. Đồng thời có một người ngồi bên đưa sợi chiếu vào và người thợ rập khổ xuống khiến cho các sợi chiếu nằm ngang khít đều với nhau.
Người thợ chiếu cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hoàn thành tấm chiếu. Trong lúc dệt, người thợ thường xuyên chú ý bẻ viền Ở đầu gáy chiếu để tấm chiếu đẹp, khỏi bị sổ.
Dệt xong tấm chiếu đầu tiên, người thợ chú ý các sợi đay còn dài một đoạn để khi dệt tấm chiếu thứ hai, các sợi đay được nối với đầu mối sợi đay của tấm chiếu đầu, như vậy công việc được tiến hành nhanh chóng.
Chiếu có nhiều sản phẩm đa dạng, gồm các loại chiếu đơn, mỏng, dệt đơn giản. Chiếu nhiều màu, dày, dệt công phu. Tấm chiếu khi nhuộm phải lựa chọn các màu sắc hài hòa. Chiếu nhiều màu thường dày, phải dệt bằng loại "khổ" khác. Chiếu đơn thường có kích thước bề ngang từ 8 tấc đến 1,2m, chiếu đôi từ 1,2m đến 1,6m.
Công đoạn tiếp theo là in hình lên mặt chiếu (đối với chiếu đôi nhiều màu người thợ không in). Khuôn in hình là khuôn đồng chạm thủng mô tả các hình hoa loa kèn, đường viền kỷ hà, trái đào, chữ (hạnh phúc gia đình, trăm năm hạnh phúc), hình (con bướm, trái đào ) năm sản xuất... Khi in, tấm chiếu trắng được đặt lên phản gỗ, người thợ đặt khuôn trên mặt chiếu, lấy chổi sơn quét lên mặt khuôn, các phần kẽ hở sẽ in hình lên mặt chiếu. In xong, người thợ đưa chiếu đến lò hấp Lò hấp cao trung bình 3 cm. Một lượt hấp 30 chiếu. Chiếu đem hấp là nhằm cho chín sơn và bóng hơn...
Đến đây tấm chiếu đã hoàn tất và được đưa ra thị trường. Hiện nay làng Thu Xà đã dệt được các loại chiếu dày, nhiều màu đẹp, tương đương với chiếu Nga sơn (Thanh Hóa), bán đi ở thị trường các tỉnh miền.
Địa chỉ: Thu Xà và Cổ Lũy Huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi
Làng dệt chiếu cói: Thu Xà (xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa) và Cổ Lũy (xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh) là những làng nghề dệt chiếu cói nổi tiếng ở Quảng Ngãi.
(Nguồn: www.quangngai.gov.vn)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch