Điểm Du lịch
Làng nghề đúc đồng
Thôn Văn ổ và thôn Lộng Thượng, xã Đại Đồng huyện Văn Lâm là hai làng nghề truyền đã được đi vào trong ca dao:
Đồng nát thì về Cầu Nôm
Con gái nỏ mồm về ở với cha.
Cầu Nôm thuộc xã Đại Đồng là nơi chuyên thu gom đồng nát về cho làng nghề. Sản phẩm của làng nghề trước đây là chuông, đỉnh, tượng, nồi, linh và cả tiền đồng,... Ngày nay, sản phẩm của làng nghề vẫn chủ yếu là bộ đồ thờ Tam sự, Ngũ sự, Chuông, Đỉnh, Hạc,... ở đây còn đúc phôi và gia công nhiều chi tiết đồng dùng cho công nghiệp chế tạo máy móc. Kỹ thuật sản xuất chủ yếu vẫn là thủ công từ khâu làm khuôn, sấy khuôn, đúc, rót. Một số khâu đã sử dụng thiết bị cơ khí như khoan, tiện, đánh bóng. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu của làng nghề hiện nay chủ yếu là hộ gia đình. Mỗi hộ là một đơn vị sản xuất độc lập chịu trách nhiệm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cứ 2 đến 4 hộ chung nhau xây 1 lò nấu đồng để sử dụng luân phiên. Khách tiêu thụ chủ yếu của làng nghề là các đại lý ở Hà Nội, sản phẩm phục vụ nhiều nơi trong cả nước, trong đó 80% số sản phẩm là hàng thuộc loại “bình dân“ cả về hình thức mẫu mã và giá cả
Quy mô sản xuất hiện tại khoảng 200 lao động, sản lượng của làng nghề có thể đạt 120 tấn/năm, doanh thu từ 4,5 - 5,0 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người làm nghề đạt 300.000 - 350.000 đồng/người/tháng.
(Nguồn: langngheviet.net)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch