Điểm Du lịch
Làng nghề Phú Lương
Hiện xóm có 42ha chè, sản lượng bình quân ước đạt 116 tạ/ha/năm. Gốc Gạo hiện có 95 hộ với 375 nhân khẩu, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 14,5 triệu đồng/năm, hiện xóm chỉ còn 1 hộ nghèo. Năm 2010, xóm đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề chè, điều này cho thấy sản phẩm chè nơi đây đã có được chỗ đứng nhất định trên thị trường.
Xóm Gốc Gạo chỉ là 1 trong nhiều làng nghề của huyện Phú Lương được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống. Từ năm 2009 đến nay, đã có 11 làng nghề được công nhận làng nghề, trở thành huyện dẫn đầu của tỉnh về số lượng làng nghề. Các làng nghề này đều đang từng bước được đầu tư phát triển.
Có được kết quả này, ngoài việc dựa vào tiềm năng thế mạnh của mình, Phú Lương còn thực hiện tốt các chính sách về làng nghề. Trước hết là trên cơ sở các địa phương đã có nghề truyền thống phát triển như trồng và chế biến chè, huyện tập trung xây dựng thành làng nghề trước. Bằng cách hỗ trợ bà con về các giống chè mới, tập huấn khoa học kỹ thuật, hỗ trợ tôn sao chè… nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè để đạt các tiêu chí về làng nghề truyền thống. Chính vì vậy, trong số 11 làng nghề của huyện thì có tới 10 làng nghề trồng và chế biến chè là: Thác Dài, Gốc Gạo, Quyết Thắng (xã Tức Tranh), Tân Bình, Bình Long, Liên Hương 8, Toàn Thắng (xã Vô Tranh), Phú Nam 5 (xã Phú Đô), Yên Thủy 4 (xã Yên Lạc), còn lại là làng nghề bánh chưng Bờ Đậu (xã Cổ Lũng). Tiếp đó, huyện tập trung đào tạo nghề cho người dân trên cơ sở các địa phương đã có nghề nào và đang có tiềm năng phát triển thì đào tạo nghề đó nhằm mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Từ năm 2009 đến nay, huyện đã tổ chức được 5 lớp đào tạo nghề mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, nứa chắp sơn mài xuất khẩu cho 150 học viên thuộc các xã như: Ôn Lương, Hợp Thành, Phủ Lý, Yên Trạch tham gia học nghề. Số người được đào tạo nghề này đã trở thành lực lượng nòng cốt cho việc xây dựng và phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp mây tre đan ở địa phương. Việc xây dựng các làng nghề không chỉ chú trọng đến những địa phương đã có nghề mà huyện còn tạo nghề mới cho các địa phương chưa có nghề.
Anh Lại Quang Ngọc, xóm Yên Thủy 1, xã Yên Lạc cho biết: Trước đây, tôi là Chủ nhiệm HTX dịch vụ điện Thủy Tiên Thành thuộc xã Yên Lạc. Từ năm 2008 khi tỉnh có chủ trương chuyển dần mạng lưới điện về Điện lực quản lý, các lao động đứng trước nguy cơ không có việc làm. Trong tình hình đó, huyện đã mở lớp đào tạo nghề chế biến ván gỗ sàn xuất khẩu để chuyển đổi ngành nghề cho bà con. Lớp học đã đào tạo nghề cho 30 người. Sau khi học, một số người đã về mở xưởng sản xuất thu hút lao động địa phương đến làm việc. Anh Hoàng Văn Thanh, xóm Ó là một trong số đó, anh cho biết: Sau khi được học nghề, tôi đã về mở xưởng. Hiện, xưởng của tôi đã đạt sản lượng sản xuất trên 700 khối sản phẩm/năm. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình với mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, anh Thanh còn tạo việc làm cho gần 20 lao động với mức thu nhập bình quân trên 2 triệu đồng/người/tháng. Hiện, xã có 2 xưởng sản xuất ván sàn xuất khẩu với sản lượng mỗi năm sản xuất gần 2.000 khối sản phẩm, thu hút gần 30 lao động tham gia. Đây là một ngành nghề mới và có tiềm năng phát triển thành làng nghề ở địa phương.
Một tin vui với Phú Lương trong đầu xuân mới đó là, năm 2011, sẽ có thêm 3 làng nghề của huyện được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống, gồm: Xóm Phú Nam 2, Phú Nam 4 (xã Phú Đô) và cụm Khe Cốc (xã Tức Tranh). Cả 3 làng nghề này đều trồng và chế biến chè. Hiện người dân 3 làng nghề đang tất bật chuẩn bị mọi điều kiện để đón nhận tấm Bằng công nhận, bước vào một giai đoạn mới xây dựng quê hương theo tinh thần Nghị quyết TW 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Về phía huyện, thời gian này, huyện cũng đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp về mục tiêu, nhiệm vụ, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề, nhằm làm chuyển biến nhận thức của nhân dân về phát triển các làng nghề. Trước mắt, huyện sẽ tập trung triển khai một số mô hình, ngành nghề sản xuất truyền thống có ưu thế phát triển, trong đó, tập trung vào các lĩnh vực đang là thế mạnh của địa phương như: Khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản. Đồng thời, chú trọng công tác quảng bá, giới thiệu tiềm năng, chất lượng hàng hóa, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để tiến đến một nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
(Nguồn: congthuongthainguyen.gov.vn)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch