Điểm Du lịch
Nghề đan lưới, đan rỗ lồng
Đan lưới đan rổ lồng (hay rổ rỗi) là những nghề truyền thống Ở Thuận Phước, trực tiếp phục vụ nghề đánh bất cá của bà con. Gọi là rổ lồng vì hình thù của nó giống cái lồng khi được chồng lên nhiều cái. Còn rổ rỗi là theo từ“bạn rỗi” -nghề phụ trong thời gian rỗi của những cư dân vùng biển, những người không trực tiếp đánh bất mà chỉ có nhiệm vụ chuyển tải hải sản cung cấp khắp miền xuôi, miền ngược. RỔ rỗi được dùng để hấp cá, mực thông dụng và thuận lợi nhất cho bạn rỗi.
Tre, nguyên liệu dùng để đan loại rổ rỗi phải là tre không non, nhưng cũng không già. Tre non thì mau hỏng, dễ mọt ăn, tre già thì giòn, mau gãy, tre bánh tẻ đủ độ bền. Sau khi được cắt ra từng đoạn cỡ 60 - 80cm, tre được vót ra từng nẹp. Với khoảng 28 nan và 2 cật tre (dùng làm nẹp rổ) là người thợ có thể đan thành một rổ lồng (rổ rỗi) chỉ trong vòng 30 phút.
Đan rổ lồng xuất phát từ nhu cầu thực tế của nghề biển được cư dân ưu ái và giữ gìn.
Thuận Phước còn có một nghề truyền thống thứ hai, đó là nghề đan lưới. Xưa kia ông bà ta tự tìm nguyên vật liệu để quay xa, đan lưới thủ công. Ngày nay mọi thứ đều có sẵn để đan, từ lưới vây, lưới mực, lưới tôm, lưới ghẹ, lưới chuồn, … và tùy theo loại lưới muốn đan, thì kích cỡ (cự) và cỡ lưới (sợi lưới nhỏ) cũng khác nhau. Ví dụ: lưới ghẹ, lưới mực (cự 12cm) cước 25mm, lưới chuồn (cự 1cm) cước 25mm v.v… Muốn đan một tấm lưới thủ công, trước hết người ta gầy theo kích cỡ yêu cầu, theo một đầu dây cước với dụng cụ đan gọi là ghim (bầng tre hoặc bằng gỗ).
Chọn cước và làm cử bằng tre, sau đó là gầy lưới và đan theo số mét đã định. Sau khi đan xong là đến công đoạn rắn (kéo) lưới, người ta treo lưới đã đan và đổ nước sôi 90oC từ trên xuống, sau đó rắn (kéo) 2 đầu cho thẳng, căng. Khoảng 10 phút sau đó, lưới được rãi xen kẽ một đầu phao, một đầu chì. Tiếp theo là lượm (nhặt) lần lượt theo đầu phao, đầu chì để thu gom cả tấm lưới.
Trong quá trình nộm phao và nộm chì, cần phải có kỹ thuật khéo tay và đặc biệt là khoảng cách phải đều nhau để khi thả lưới đánh bắt, gặp dòng nước chảy lưới vẫn không có kẽ hở khiến cá lọt ra ngoài.
Nếu gặp mùa nước nổi (tháng 9 - 1 1 âm lịch) thì ganh thêm ống ganh bằng phao hoặc bằng xốp để tăng độ nổi của nước và đánh bắt cá mực Ở tầm trên, gần mặt nước, các tháng còn lại thì đánh cá hố, cá sòng, cá ngân…
Ngoài ra còn tùy theo loại lưới đánh cá gì, thì kỹ thuật đan lưới và kỹ thuật đánh bắt cũng khác nhau.
Với bản chất cần cù, chịu khó của người phụ nữ vùng biển, đan lưới là một nghề truyền thống, giải quyết được nhiều lao động khi nhàn rỗi, tăng thu nhập kinh tế gia đình.
Hiện nay, nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản là một trong những mũi nhọn kinh tế của tỉnh ta. Việc bảo tồn và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống như đan lưới, đan rổ lồng Ở Thuận Phước được đánh giá cao, đặc biệt là đan lưới. Nên chăng Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp có đề án vay vốn và thành lập các tổ hợp đan lưới để phục vụ sản xuất quy mô hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn. Chúng tôi được biết các sản phẩm thủ công này không những được tiêu thụ mạnh Ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, mà còn đi xa hơn đến các vùng biển Bình Định, Ninh Thuận, Vũng Tàu, Côn Đảo Phú Quốc, Hải Phòng v.v…
(Nguồn tin: quangngai.gov.vn)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch