Điểm Du lịch
Nghề đan mũ ở xã Tây An
Nghề đan mũ xem ra có vẻ đơn giản. Đối với những người chỉ cần có chút sang tạo thì có thể làm thành chiếc mũ đội đầu từ bất cứ chất liệu gì. Tuy nhiên để làm ra được chiếc mũ được khách hành ưa chuộng, để bán được với số lượng lớn thì thật chẳng dễ dàng gì. Chị Ngắn hội viên Hội phụ nữ, một chủ cơ sở đan mũ ở xã Tây An cho biết: tiếng là nghề đan mũ nhưng ở đây không chỉ đan mũ mà còn đan cả túi, ró Cái tên nghề đan mũ được gọi chung cho cả nghề đan là vì lúc đầu ở đây chủ yếu là đan mũ lỗ. Đan mũ lỗ cần nguyên liệu là sợi bằng giấy, sợi này phải nhập ngoại, công nghệ đan hơi phức tạp. Đan các cặp túi thì nguyên liệu chủ yếu là đay tơ. Sản phẩm đan xong được nhúng màu, may vải lót, làm quai và hoàn thiện là có thể đem bán. Đan ró, mũ bằng cói không khó nhưng quan trọng là khâu xử lý cói. Nguyên liệu cói phải được xử lý sao cho trắng, đẹp, không mốc thì sản phẩm đan xong mới đẹp và bắt mắt Người có tay nghề thạo mỗi ngày cũng kiếm được hơn 20.000 đồng từ đan mũ. Trẻ con, người già những lúc nhàn rỗi có thể đan mũ. Những người ban ngày đi làm việc khác, vào buổi tối cũng có thể đan mũ để kiếm thêm thu nhập.
Nghề đan mũ ở Tây An nay đã lan rộng ra địa bàn hơn 20 xã trong huyện Tiền Hải, tạo việc làm cho hơn 1.500 người. Từ ngày có nghề đan mũ trẻ con ít chơi bời lêu lổng, người lớn ít uống rượu chè, cuộc sống nông thôn ở đây thay đổi đáng kể. Nhiều hộ gia đình trước đây khó khăn, từ khi có nghề đan mũ đan trở nên no ấm có gia đình còn tiết kiệm xây được nhà mới.
(Nguồn: www.thaibinh.gov.vn)
Ý kiến của bạn