Điểm Du lịch

Nghề mộc

Làng Cát Sơn - Gio Linh và nghề mộc chạm khắc: Cát Sơn là một làng ven biển, được hình thành khá sớm trên vùng đất phía bắc Quảng Trị.

Cư dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản và sản xuất nông nghiệp. Chính do nghề sông nước trai tráng trong làng có điều kiện kết thuyền buồm giao du khắp đó đây và học hỏi được nghề mộc đưa về truyền dạy cho con cháu trong làng tạo nghiệp và dần dần phát triển, tạo nên những sản phẩm chạm khắc nổi tiếng. Nguyên liệu dùng trong nghề mộc là gỗ, các loại gỗ quý được khai thác ở rừng đầu nguồn vận chuyển về bằng thuyền, bè rất thuật lợi.

Buổi ban đầu họ học việc ở nơi khác đưa về làng sản xuất các vật dụng đơn giản về sau kết hợp với thợ Bắc, thợ Huế phát triển nghề nghiệp chạm khắc gỗ, chạm khảm xà cừ rất nổi tiếng nhất là ở vào giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Năm 1921 tác giả người Pháp là Cadiere đã ca ngợi “dân làng Cát Sơn làm nghề chài lưới, nghề buôn bán, cũng còn làm nghề thợ chạm có tiếng. Họ làm và chạm bộ giàng bằng mit hay gỗ khác. Làng Cát Sơn làm tủ bàn rồi thuê thợ khảm ở Bắc vào lập nghiệp dạy khảm ốc, xà cừ chở vào nam bán”

Hiện trạng nghề chạm khảm ở Cát Sơn không còn nhưng những sản phẩm chạm khắc ngày trước còn tồn tại rất nhiều ở các làng quê và đặc biệt hiện có hai bức trướng chạm khắc gỗ mang dòng chữ “Thượng đẳng tối Linh” đang lưu giữ ở Bảo tàng Quảng Trị (xem ảnh phụ lục ở luận văn). Nếu được khôi phục và phát triển nghề nghiệp để sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ xuất khẩu thì sẽ mang lại ý nghĩa kinh tế - xã hội rất cao, rất thiết thực trên bước đường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề trên đất Quảng Trị.

Làng Gia Độ, Triệu Phong với nghề mộc:Nếu như ở Cát Sơn làm nghề mộc chạm khắc nổi tiếng thì làng Gia Độ có truyền thống tạo dựng, lắp ghép các ngôi nhà rường nổi tiếng trên đất Quảng Trị. Ở đây đã hình thành những tốp thợ quanh năm suốt tháng có mặt ở các làng xã trong vùng để làm nghề và những ngôi nhà rường cũng như các sản phẩm mộc dân dụng khác đã trở thành những sản phẩm có tiếng. Hiện trạng nghề nghiệp không còn phát triển nhưng tiếng tắm và sản phẩm nghề nghiệp của họ vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay

(Nguồn: gioithieu.quangtri.gov.vn)

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *