Điểm Du lịch
Nghề thêu ren thủ công
Xã Bình Minh có HTX thêu và chị Nguyễn Thị Nhâm là một trong những thợ giỏi nghề. Đầu những năm 1990, nghề thêu dần mai một, một số người muốn vực dậy nghề thêu bằng cách nhận hàng về giao cho thợ gia công nhưng do thạo nghề và cách làm cũ nên không khôi phục được nghề. Không chỉ giỏi nghề, chị Nhâm còn được “trời phú” cho năng khiếu hội hoạ. Chị quyết định khôi phục nghề thêu theo cách riêng của mình là thêu tranh bằng tay. Sau khi định hướng được cách làm, chị dành thời gian đi tham khảo cơ sở sản xuất tranh thêu ở Hà Nội, Hà Tây(cũ), Ninh Bình, Thái Bình, Hoà Bình... Đến tham quan các cơ sở sản xuất tranh, các phòng tranh, chị chỉ nhìn qua mẫu là khi về chị đã thể hiện thành công và có thêm sự sáng tạo. Và chị đã nhận ra, bên cạnh sản phẩm đạt chất lượng cao, phải có nhiều tranh mẫu và phòng trưng bày. Từ đó, chị âm thầm thực hiện ước mơ của mình. Năm 2003 và 2004, ngoài thời gian đi tham khảo mẫu tranh để khi về chị miệt mài thêu tranh và “cất vào tủ”. Để có tiền sáng tạo tác phẩm, chị đã vay Ngân hàng NN-PTNT 20 triệu đồng và khi có gần 20 bức tranh thêu theo bộ, chị bắt đầu bán dần để có tiền sáng tạo tiếp. Khi tranh bán được nhiều, số người đặt hàng tăng, chị tìm đến một số chị có tay nghề vận động các chị cùng làm. Bỏ nghề lâu, một số chị ngại quay lại với nghề nhưng chị kiên trì vận động và tạo điều kiện bằng cách kèm nghề miễn phí và trạng bị khung, chỉ, vải cho họ. Các chị được thêu trên mẫu và nhìn tranh mẫu do chị Nhâm đã thêu nên chất lượng bảo đảm theo yêu cầu. Dù buổi đầu kinh phí còn eo hẹp nhưng hàng tháng chị vẫn lo đủ tiền công cho người lao động (có những bức tranh phải thêu 8 tháng mới hoàn thành) nên đã tạo được sự yên tâm cho các chị em. Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp, mở lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho 250 lao động của 5 xã trong huyện được học nghề thêu ren, móc ren xuất khẩu. Tổng số lao động đang làm hàng gia công đã lên tới gần 300 người cho 3 loại hình sản phẩm. Mức thu nhập của công nhân đạt gần 2 triệu cho người thêu tranh cao cấp và khoảng 1 triệu cho người thêu tranh đại tràc. Tại triễn lãm ở Hải Phòng, bức “ Tùng hạc duyên niên” đoạt giải nhì và được tặng Huy chương vàng hàng Việt Nam chất lượng cao. Bức “ Tùng hạc duyện niên” được sáng tác theo tích thất hiền của Trung Quốc (gồm một cây tùng thế huyền và 7 con hạc bên dòng suối). Để hoàn thành bức tranh thêu, công đoạn đầu tiên khó khắc nhất là vẽ chì lên vải. Để người thợ dễ thêu thì phải vẽ rõ, sắc nét, tiếp đến là người thêu khi phối màu sao cho sự tương phản, tạo ra màu chuẩn, gần với thực. Để thêu bức “ Tùng hạc duyên niên” rộng 1,7m, dài 2,2m, cần 3 kg chỉ màu Nhật Bản với hàng vạn mũi thêu. Chỉ của Nhật Bản mua với giá 2 triệu đồng/ kg, vải nilon đặt mua của Nhật Bản có màu sắc yêu cầu của tranh. Tranh thêu xong khi lồng vào khung kính được xử lý hết độ ẩm, sau đó băng dán lại, vì vậy sau nhiều năm tranh vẫn như mới. Bức “ Tùng hạc duyên niên” lần đầu thực hiện, chị Nhâm tự vẽ mẫu và kèm thợ thêu trong 8 tháng mới hoàn thành. Những bức “ Tùng hạc duyên niên” về sau cùng phải 5 tháng mới làm xong. Hiện nay, cơ sở chị đã thêu và bán được khoảng 20 bức.
Đến thăm phòng tranh chị Nhâm, khách không khỏi ngạc nhiên bởi sự đa dạng về kích thước, mẫu mã, đề tài thể hiện. Loại tranh khổ lớn có thể kể như “ Sơn thuỷ hữu tình” (2.3m x1.7m), “ Lưỡng long chầu nguyệt” (2.25m x 1.6m)... nhỏ hơn là tranh tượng Trần Hưng Đạo, tranh quê nội, quê ngoại Bác Hồ, tranh hoa đào, hoa mai, tranh tứ bình tứ quý... Buổi đầu, tranh tứ bình quý chị thêu màu, đến nay thị hiếu chuyển sang tranh đen trắng. Để quảng bá và giới thiệu sản phẩm, Công ty cổ phẩn dịch vụ và thương mại Bình Minh đã có các phòng tranh ở Hà Nội, thị xã Sơn Tây (Hà Tây cũ), thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây, chị Nhâm còn giới thiệu tranh của Công ty trên mạng internet.
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch