Lễ hội
Lễ báo hiếu của người Thái miền tây Nghệ An
Đó thường là dịp hội lớn trong năm của các dòng họ người Thái Nghệ An. Con cháu chỉ được tổ chức Lễ báo hiếu sau khi đã có gia đình. Lễ báo hiếu của người Thái Nghệ An không giống với lễ mừng thọ của người Việt.
Đó thường là dịp hội lớn trong năm của các dòng họ người Thái Nghệ An. Con cháu chỉ được tổ chức Lễ báo hiếu sau khi đã có gia đình. Lễ báo hiếu của người Thái Nghệ An không giống với lễ mừng thọ của người Việt.
Người Thái là một tộc người sớm định cư ở Nghệ An. Ngay từ những buổi đầu chuyển đến vùng đất này họ đã sớm có ý thức cộng đồng. Từ thế kỷ thứ 12 những nhóm người Thái đầu tiên từ phía bắc di cư đến Miền tây Nghệ An, hình thành các bản làng ở ven các con suối, con sông lớn như sông Cả, sông Giăng, Nặm Mộ, Nặm Nơn và các con suối lớn. Các gia đình cùng một bản có mối quan hệ thân thiện và khăng khít về tình cảm cũng như phả hệ. Đối với các mối quan hệ tộc họ thì bên họ ngoại, tức họ hàng anh em của người vợ, người mẹ trong gia đình rất được coi trọng. Trong gia đình, người vợ, người mẹ giữ vai trò ngang bằng với người chồng điều hành những công việc như ma chay, cưới xin. Con cái thường đối đãi rất hiếu thuận.
Đó thường là dịp hội lớn trong năm của các dòng họ người Thái Nghệ An. Con cháu chỉ được tổ chức Lễ báo hiếu sau khi đã có gia đình. Lễ báo hiếu của người Thái Nghệ An không giống với lễ mừng thọ của người Việt.
Người Thái là một tộc người sớm định cư ở Nghệ An. Ngay từ những buổi đầu chuyển đến vùng đất này họ đã sớm có ý thức cộng đồng. Từ thế kỷ thứ 12 những nhóm người Thái đầu tiên từ phía bắc di cư đến Miền tây Nghệ An, hình thành các bản làng ở ven các con suối, con sông lớn như sông Cả, sông Giăng, Nặm Mộ, Nặm Nơn và các con suối lớn. Các gia đình cùng một bản có mối quan hệ thân thiện và khăng khít về tình cảm cũng như phả hệ. Đối với các mối quan hệ tộc họ thì bên họ ngoại, tức họ hàng anh em của người vợ, người mẹ trong gia đình rất được coi trọng. Trong gia đình, người vợ, người mẹ giữ vai trò ngang bằng với người chồng điều hành những công việc như ma chay, cưới xin. Con cái thường đối đãi rất hiếu thuận.
Ở một số tộc họ người Thái Nghệ An cũng tổ chức lễ Vu Lan vào rằm tháng Bảy. Đó thường là dịp hội lớn trong năm của các dòng họ. Thường thì đồ cúng ngày rằm tháng Bảy của người Thái Nghệ An khá đơn giản, chỉ có xôi gà và món moọc được làm từ thịt hoặc cá băm nhỏ và gạo giã nhuyễn sau đó gói trong lá chuối và luộc chín hoặc đồ như đồ xôi. Nhưng rằm tháng Bảy của người Thái Nghệ An chỉ có ý nghĩa như ngày để con cháu nhớ ơn tổ tiên và là dịp để họ hàng sum họp ăn cùng một mâm cỗ, truyền lại cho con cái những kinh ngiệm sống, kinh nghiệm làm ăn cũng như đối nhân xử thế. Đây cũng là dịp diễn ra những cuộc hát đối giữa các cụ lớn tuổi với nhau bên choé rượu cần. Đó thường là dịp lễ lớn trong một năm của cả bản, vào những ngày khác họ vẫn phải lo làm lụng rất vất vả, trên rừng dưới khe, con sông ngọn suối vì cuộc mưu sinh.
Con cháu chỉ được tổ chức Lễ báo hiếu sau khi đã có gia đình. Thường thì do cha, mẹ của người chồng hoặc vợ gặp vấn đề về sức khỏe, ốm đau bệnh tật lâu ngày không khỏi. Lúc ấy họ tổ chức một lễ báo hiếu cho cha mẹ với ý nghĩa động viên các cụ về mặt tinh thần, cầu mong cho cha mẹ mau lành bệnh, hưởng thọ lâu dài để con cháu được vui vẻ ổn định làm ăn.
Nhưng về mặt ý nghĩa lễ báo hiếu của người Thái Nghệ An không giống với lễ mừng thọ của người Việt.
Việc quyết định việc làm lễ báo hiếu ở người Thái Nghệ An thường do các thầy mo. Khi một người già cả trong nhà ốm đau lâu ngày không khỏi, con cái họ có thói quen đem theo một cái áo của người ốm cùng với 10 lá trầu, 10 quả cau đến nhờ những người có thể liên hệ với hồn vía của người ốm xem giúp. Những trường hợp con cháu phải làm lễ báo hiếu là vì hồn vía của cha mẹ đòi hỏi con cái phải đền đáp công ơn nuôi nấng dưỡng dục của cha mẹ từ khi họ được sinh ra cho đến khi trưởng thành.
Ngày làm lễ báo hiếu không được ấn định cụ thể. Gia đình con cái có thể tổ chức lúc nào điều kiện cho phép, tất nhiên phải là khi cha mẹ còn chưa tạ thế. Cũng có khi con cái phải làm lễ báo hiếu cho cha mẹ đã không còn trên dương thế. Những trường hợp này thường có nguyên nhân từ sự khó khăn của con cái, điều kiện kinh tế không cho phép, họ đành phải tạ lỗi với những người đã khuất khi gia đình khấm khá hơn.
Người điều hành buổi lễ được chọn từ những thầy mo trong bản, thường là người có uy tín nhất trong cộng đồng thôn bản ấy. Tuy nhiên, những thầy mo ở các bản người Thái Nghệ An ít khi lấy việc cúng tế làm nghề kiếm sống. Họ làm những việc này chủ yếu là do sự nhờ cậy của gia chủ, thường họ vốn dĩ có quan hệ thân thích với gia chủ.
Đồ cúng trong lễ báo hiếu của người Thái Nghệ An khá cầu kỳ vì nó là một lễ nghi quan trọng thể hiện lòng hiếu kính của con cháu đối với cha mẹ. Mâm cúng nhất thiết phải có một cái thủ lợn, một đôi gà, một đôi vòng cổ hoặc vòng tay bằng bạc. Những đồ lễ này sẽ được các thầy mo kể đến trong các bài cúng của họ, bài cúng có vai trò hướng dẫn cho hồn vía của người ốm trở về nhận lấy lễ vật của con cái và mang về cõi trời, cũng là nhận lấy tấm long thành kính của con cháu để từ nay thể xác của cha mẹ được khỏe mạnh, hưởng thọ dài lâu. Các bậc cha mẹ người Thái Nghệ An khi về già thường “đòi hỏi” mỗi đứa con phải một lần làm lễ báo hiếu. Nếu không nhận được nghi lễ này hồn vía của họ sẽ tủi thân mà sinh ốm đau, bệnh tật liên miên. Phong tục này đã thành bổn phận của con cái đối với cha mẹ, tổ tiên.
Một điều khá đặc biệt và thú vị là những người con gái khi đã về nhà chồng vẫn phải làm lễ báo hiếu đối với cha mẹ đẻ. Các chàng rể cũng ý thức rõ điều này, họ thường chủ động chọn một dịp tốt lành để thực hiện trách nhiệm hiếu kính đối với bố mẹ vợ.
Con cháu chỉ được tổ chức Lễ báo hiếu sau khi đã có gia đình. Thường thì do cha, mẹ của người chồng hoặc vợ gặp vấn đề về sức khỏe, ốm đau bệnh tật lâu ngày không khỏi. Lúc ấy họ tổ chức một lễ báo hiếu cho cha mẹ với ý nghĩa động viên các cụ về mặt tinh thần, cầu mong cho cha mẹ mau lành bệnh, hưởng thọ lâu dài để con cháu được vui vẻ ổn định làm ăn.
Nhưng về mặt ý nghĩa lễ báo hiếu của người Thái Nghệ An không giống với lễ mừng thọ của người Việt.
Việc quyết định việc làm lễ báo hiếu ở người Thái Nghệ An thường do các thầy mo. Khi một người già cả trong nhà ốm đau lâu ngày không khỏi, con cái họ có thói quen đem theo một cái áo của người ốm cùng với 10 lá trầu, 10 quả cau đến nhờ những người có thể liên hệ với hồn vía của người ốm xem giúp. Những trường hợp con cháu phải làm lễ báo hiếu là vì hồn vía của cha mẹ đòi hỏi con cái phải đền đáp công ơn nuôi nấng dưỡng dục của cha mẹ từ khi họ được sinh ra cho đến khi trưởng thành.
Ngày làm lễ báo hiếu không được ấn định cụ thể. Gia đình con cái có thể tổ chức lúc nào điều kiện cho phép, tất nhiên phải là khi cha mẹ còn chưa tạ thế. Cũng có khi con cái phải làm lễ báo hiếu cho cha mẹ đã không còn trên dương thế. Những trường hợp này thường có nguyên nhân từ sự khó khăn của con cái, điều kiện kinh tế không cho phép, họ đành phải tạ lỗi với những người đã khuất khi gia đình khấm khá hơn.
Người điều hành buổi lễ được chọn từ những thầy mo trong bản, thường là người có uy tín nhất trong cộng đồng thôn bản ấy. Tuy nhiên, những thầy mo ở các bản người Thái Nghệ An ít khi lấy việc cúng tế làm nghề kiếm sống. Họ làm những việc này chủ yếu là do sự nhờ cậy của gia chủ, thường họ vốn dĩ có quan hệ thân thích với gia chủ.
Đồ cúng trong lễ báo hiếu của người Thái Nghệ An khá cầu kỳ vì nó là một lễ nghi quan trọng thể hiện lòng hiếu kính của con cháu đối với cha mẹ. Mâm cúng nhất thiết phải có một cái thủ lợn, một đôi gà, một đôi vòng cổ hoặc vòng tay bằng bạc. Những đồ lễ này sẽ được các thầy mo kể đến trong các bài cúng của họ, bài cúng có vai trò hướng dẫn cho hồn vía của người ốm trở về nhận lấy lễ vật của con cái và mang về cõi trời, cũng là nhận lấy tấm long thành kính của con cháu để từ nay thể xác của cha mẹ được khỏe mạnh, hưởng thọ dài lâu. Các bậc cha mẹ người Thái Nghệ An khi về già thường “đòi hỏi” mỗi đứa con phải một lần làm lễ báo hiếu. Nếu không nhận được nghi lễ này hồn vía của họ sẽ tủi thân mà sinh ốm đau, bệnh tật liên miên. Phong tục này đã thành bổn phận của con cái đối với cha mẹ, tổ tiên.
Một điều khá đặc biệt và thú vị là những người con gái khi đã về nhà chồng vẫn phải làm lễ báo hiếu đối với cha mẹ đẻ. Các chàng rể cũng ý thức rõ điều này, họ thường chủ động chọn một dịp tốt lành để thực hiện trách nhiệm hiếu kính đối với bố mẹ vợ.
(Nguồn: website báo Nghệ An)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch