Lễ hội

Lễ Bỏ Mả

Bình Phước hiện có khoảng 18% dân số là người dân tộc thiểu số như: S’tiêng, M’nông, Kh’mer, Hoa, Tày, Nùng… sống rải rác tại các huyện trên địa bàn tỉnh.

Tuy tỉnh Bình Phước thuộc khu vực Đông Nam Bộ nhưng các dân tộc thiểu số sinh sống tại Bình Phước lại mang đậm nét văn hóa của vùng Tây Nguyên, người M’nông, S’tiêng… không thờ cúng tổ tiên mà thờ cúng theo tín ngưỡng dân gian, vạn vật đều có linh hồn. Họ thờ thần mưa, thần gió, thần mặt trời, thần lúa….

Đối với một số dân tộc, khi trong nhà có người qua đời, người nhà đánh trống cái báo tin cho làng, người trong làng đến để giúp tang ma. Tang lễ kéo dài vài ngày. Người ta cho rằng người chết sẽ sống ở một thế giới khác, người sống phải chia gia tài cho họ để họ sử dụng ở thế giới mới. khi chôn ở đầu huyệt mộ có cắm một ống tre, hàng ngày người nhà đem cơm tới đổ vào ống tre tiếp tế cho người chết. Của cải chia cho người chết được để rải rác xung quanh mộ như ché, bầu, chén, nồi…. sau khi người thân qua đời, đây là lần cuối cùng để tiễn đưa người chết về thế giới bên kia và cũng là phần quan trọng nhất trong tang lễ, người nhà làm lễ bỏ mả vào mùa thu hoạch. Làm lễ bỏ mả phải mổ trâu, bò, lợn, gà…. Nhà giàu thì làm lễ bỏ mả sớm còn nhà nghèo thì phải chờ cho có đủ trâu bò, gà rượu… mới làm lễ. Người chết lúc này coi như đã đi đầu thai, người nhà khóc lần cuối. Lễ kéo dài từ 2 đến 5 ngày, người dân trong làng già, trẻ đều ăn uống, ca hát vui vẻ thâu đêm ở quanh khu vực mồ mả. Sau lễ này mộ của người chết được bỏ hẳn không ai trông coi nữa, người vợ (chồng) của người chết được quyền đi lấy chồng (vợ) khác. Họ không có ngày giỗ cho người chết.

                                                             (Nguồn: dulich.binhphuoc.gov.vn)

 

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *