Lễ hội

Lễ hội đâm Trâu

Thời gian: Khi mùa màng đã thu hoạch xong.
Địa điểm: Lễ hội được tổ chức dưới chân núi Lang Biang.
Đối tượng suy tôn: Thần núi Lang Biang
Đặc điểm: Lễ hội đâm Trâu - cúng thần núi Lang Biang được người Lạch cúng tế vào dịp dời làng hay khi bị thiên tai, địch họa.

Khi mùa màng đã thu hoạch xong, cả làng tổ chức lễ đâm trâu (sa rơpu) để tạ ơn thần linh, đặc biệt là thần Ndu. Thần núi Lang Biang được người Lạch cúng tế vào dịp dời làng hay khi bị thiên tai, địch họa. Người Lạch coi đây là thần hộ mệnh của buôn làng. Ngoài những gia súc được hiến sinh, trên mâm cúng có một chiếc rìu với ba chén nước. Nghi lễ được tổ chức dưới chân núi Lang Biang. Việc tổ chức lễ hội sau vụ thu hoạch thường kéo dài nhiều ngày, được người miền xuôi gọi là Tết Thượng. Các gia đình thay phiên nhau mỗi năm hiến một con trâu để tế lễ. Lễ được tổ chức ở ngoài trời trước nhà chủ hiến tế hay chủ làng, có cây nêu được trang trí sặc sỡ và buộc trâu vào đó, dàn cồng chiêng được huy động cùng mọi người nhảy múa. Thịt trâu được xẻ ra và chia cho từng gia đình, tổ chức ăn uống theo từng nhà, máu con trâu được dùng để bôi vào trán mọi người như một sự cầu phúc. Dĩ nhiên mỗi nhà tùy theo khả năng có thể mổ thêm heo gà để cho bữa tiệc thêm phần thịnh soạn. Các thành viên ở trong buôn sẽ đến từng gia đình để chung vui, trước hết là những bà con thân thích, sau đó đến những người láng giềng thân cận. Sau cuộc tế lễ này, lúa mới được đưa ra sử dụng và bắt đầu những công việc như làm nhà, chuyển làng...

(Nguồn: www.dulichvietnam.com.vn)

 

 


Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *