Lễ hội
Lễ hội Ooc-Om-Book
Theo truyền thống, để tưởng nhớ đến công ơn của mặt trăng, được xem như vị thần điều tiết mùa màng, đồng bào Khmer lấy lúa nếp mới thu hoạch giã thành cốm dẹp để làm lễ vật chính cúng trăng.
Đặc biệt đến với lễ hội Oc-om-boc, du khách có dịp tham gia các trò chơi văn hóa, văn nghệ dân gian như: múa LâmThol, Rô băm, hát Dù kê, thi đấu cờ ốc,...Du khách còn có dịp được chiêm ngưỡng hình ảnh đèn nước, đèn gió độc đáo của đồng bào Khmer. đèn nước là loại hình thuyền có đáy làm bẹ chuối ( hoặc mốp) cùng với vật liệu là các nan tre và giấy, trang trí bằng những sắc màu rực rỡ cùng với những loại bánh, hương hoa,đèn dầu, đèn cầy được thả theo dòng nước đem lại những màu sắc lung linh huyền ảo. Còn đèn gió là loại hình giải trí mang đầy tính chất nghề thuật và khoa học. Chỉ với nhiều mảnh giấy quyến lớn bao quanh nan bằng tre và kẽm, bên trong có bùi nhùi làm mồi lửa. Khi đốt lửa, không khí bên trong mất đi tạo nên mộtlực đẩy đèn gió bay lên cao cho đến khi ngọn lửa bên trong tắt hẳn thì đèn mớirơi xuống. Mỗi đèn gió còn có đuôi đèn bằng gòn được gắn vào khung kẽm theo hình thú hoặc chữ cũng được đốt cháy khi bay lên trông rất đẹp mắt.
Một hoạt động sôi nổi, náo nhiệt và không thể thiếu trong lễ hội Oc-om-boc đó là đua ghe ngo.
Ghe Ngo có chiều dài khoảng 24m, ngang1,2m; mũi và lái đều cong, được trang trí hoa văn Khmer, đầu ghe vẽ hình con thú. Mỗi chiếc ghe Ngo đều có sự đóng góp công sức và tiền bạc của bà con trong phum sóc. Ghe được bảo quản ở chùa, hàng năm chỉ đưa xuống nước một lần trong ngày lễ hội vì vậy lễ hạ thủy rất công phu và tốn kém.
Trước ngày hội, mọi người đều tập dượt công phu, trước tiênlà bơi trên bờ, sau đó bơi dưới nước. Người được chọn ngồi mũi để chỉ huy thường là người có uy tín trong phum sóc. Hội đua ghe Ngo thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh tham gia trong tiếng reo hò vang dội cổ vũ cho cuộc đua.
Đua ghe ngo
Lễ hội Ooc-Om-Book hay còn gọi là lễ cúng Trăng, với các nghi thức chờ trăng tròn thực hiện lễ cúng Trăng bằng cốm dẹp, tiếng Khmer gọi là Om-Book, kèm theo còn có nước hoa, trà, bánh, tráicây... Sau khi dâng hương cúng bái xong, thỉnh các sư tụng kinh, thuyết pháp kể lại truyền thuyết đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Người Khmer tin rằng trong muôn vạn kiếp luân hồi, có một kiếp Đức Thế Tôn tái sanh là một con thỏ trắng tên là Som.Som là một chú thỏ thông minh, giàu lòng nhân ái, chuyên làm việc thiện như bố thí, giúp đỡ người khác, thuyết pháp độ đời .... Tấm lòng nhân hậu của thỏ Somlàm rung động lòng Trời. Một hôm Đức Đế Thích (Ngọc Hoàng) hóa thân thành một thợ săn đói khát đến chỗ Som xin môt bữa ăn, thỏ Som hỏi ông muốn ăn gì, ông trả lời rằng muốn ăn thịt thỏ nướng. Thỏ Som vốn sẵn lòng nhân từ nên không thể sát sanh, giết hại sinh vật khác mà đây lại là đồng loại nên tự mình nhóm lửa lên và nhảy vào tự thiêu để hòng bố thí thịt nướng đến thợ săn, nhưng vừa nhảy vào, đức Đế Thích đã hiện nguyên hình là bậc thánh nhân, cứu thỏ Som ra khỏi đám lửa, trở lại cuộc sống bình thường. Để ghi lại công đức của chú thỏ vì bố thí mà không màng đến cuộc sống của bản thân nên đức Đế Thích dùng phép khắc họa hình tượng của thỏ Som vào một tảng đá lớn nhất trên cung Trăng để chư thiên và nhân loại theo đó mà noi gương. Chính vì thế cho nên cứ mỗi độ Trăng tròn tháng Mười, người Khmer lại hướng về Mặt Trăng để tưởng nhớ.
Trải qua thời gian, nghi thức lễ cúngTrăng ngày một khác. Hiện nay, có nơi tổ chức với hình thức tập trung, cũng có nơi tổ chức riêng lẻ ngay tại gia đình. Cúng xong, mọi người cùng ăn cốm dẹp, trái cây… với ước mong sẽ hưởng được phần phước báo. Đến với lễ hội Ooc-Om-Book,chẳng những ta được nghe truyền thuyết mà còn được biết đến điệu múa Răm-vông,Lăm-thôn, Lăm-leo, múa Dù-kê, thả đèn nước (hoa đăng), thả đèn gió... đặc biệt là đua ghe ngo, hình thức thể thao nổi tiếng nhất của người Khmer được đông đảo khán giả trong và ngoài nước ưa chuộng.
Hiện nay, với nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước như: chính sách ưu đãi người dân tộc, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ vốn sản xuất, Chương trình 134, 135 của Chính phủ... đã giúp cho đời sống người Khmer được ổn định, nhận thức cao hơn. Các nghi thức, lễ hội cũng được cải thiện, không còn quá rườm rà, tốn kém, mà đaphần các lễ hội diễn ra vui tươi, lành mạnh, đoàn kết và tiết kiệm. Nghi thứclễ hội được tổ chức nhằm gìn giữ được bản sắc dân tộc, gìn giữ và phát triển các sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Ngoài những nét đặc sắc đã nêu, lễ hội Ooc-Om-Book còn là điểm hội họp của các phụ lão, các vị lão thành cách mạng nhằm ôn lại truyền thống cách mạng bất khuất của dân tộc. Mong rằng trong xã hội hiện nay dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, những truyền thống văn hóa cao đẹp ấy luôn được gìn giữ, phát triển và lưu mãi về sau.
(Nguồn: www.sovhttdl.soctrang.gov.vn)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch