Sự kiện ngành
Du lịch biển đảo sẽ là thế mạnh hàng đầu của ngành du lịch
Theo Quyết định, phát triển đồng thời thị trường khách du lịch nội địa và thị trường khách du lịch quốc tế. Trong đó chú trọng thị trường khách du lịch với mục đích nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, nghỉ cuối tuần và du lịch mua sắm. Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch theo chuyên đề. Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo và du lịch nghỉ dưỡng biển. Bên cạnh đó, phát triển sản phẩm du lịch bổ trợ: Du lịch tham quan di tích lịch sử - văn hóa; du lịch sinh thái; du lịch khám phá, nghiên cứu khoa học tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn; du lịch lễ hội và tâm linh; du lịch tàu biển.
Về không gian phát triển du lịch, trung tâm du lịch của Vùng là thành phố Hồ Chí Minh; không gian phát triển du lịch biển đảo là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; không gian du lịch đô thị - sinh thái tại các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương; không gian phát triển du lịch di tích lịch sử văn hóa và du lịch sinh thái tại các tỉnh Bình Phước và Tây Ninh.
Tập trung đầu tư phát triển 4 khu du lịch quốc gia gồm: Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), Long Hải - Phước Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), Núi Bà Đen (Tây Ninh) và Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu); 5 điểm du lịch quốc gia, gồm: Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh), Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), Hồ Trị An - Mã Đà (Đồng Nai), Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh) và Tà Thiết (Bình Phước).
* Với mục tiêu đưa du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thành ngành kinh tế mũi nhọn, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 2350/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Mục tiêu tổng quát của quy hoạch là khai thác tiềm năng, lợi thế của Vùng để phát triển du lịch biển - đảo trở thành thế mạnh hàng đầu của du lịch Việt Nam; phát triển các đô thị du lịch hiện đại, các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia với các cơ sở dịch vụ cao cấp.
Theo đó, các định hướng phát triển chủ yếu là phát triển đồng thời thị trường khách du lịch nội địa và thị trường khách du lịch quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch; tổ chức không gian phát triển du lịch; đầu tư phát triển du lịch. Trong đó, Quyết định nêu rõ, đối với thị trường khách du lịch quốc tế thì phải thu hút, phát triển mạnh thị trường Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan); thị trường Nga và các nước Đông Âu và thị trường các nước Đông Nam Á.
Cùng với đó là phát triển mạnh thị trường du lịch nội Vùng; thị trường khách đến từ Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên; chú trọng thị trường khách du lịch với mục đích nghỉ dưỡng, giải trí, nghỉ cuối tuần, lễ hội, tâm linh, mua sắm; khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch theo chuyên đề và du lịch kết hợp công vụ. Về phát triển sản phẩm du lịch, ưu tiên phát triển 2 nhóm sản phẩm chính: Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển và nhóm sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa thế giới.
Phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch của Vùng và tiểu vùng du lịch phía Bắc; thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) thành trung tâm du lịch của tiểu vùng du lịch phía Nam, đồng thời giữ vai trò trung tâm phụ trợ của Vùng; thành phố Quy Nhơn (Bình Định) thành trung tâm phụ trợ của tiểu vùng du lịch phía Bắc và thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) thành trung tâm phụ trợ của tiểu vùng du lịch phía Nam…
(Nguồn: Báo Văn Hóa)
Ý kiến của bạn
Sự kiện ngành khác
- Họp Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch
- Hà Nội thu hút du khách bằng môi trường văn minh, thân thiện
- Xác định rào cản trong thương mại dịch vụ
- Thứ trưởng Vương Duy Biên tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ
- Tăng cường hợp tác du lịch Việt Nam - Pháp
- Tăng cường hoạt động của các Hiệp hội Du lịch
- Đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam tới người dân Australia
- Quảng bá du lịch Việt Nam tại Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc)
- Công bố Quy hoạch du lịch Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch