Sự kiện ngành
Ngành Du lịch đón chờ Luật Du lịch sửa đổi sắp đi vào thực thi hiệu quả
Gần 100 đại biểu tham gia từ Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Tổng cục Du lịch, đại diện các doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch các địa phương và các cơ quan thông tấn, báo chí tham gia tọa đàm cho thấy sự nhiệt tâm và có trách nhiệm của các bên liên quan.
Cho tới nay Dự thảo Luật Du lịch sửa đổi đã cơ bản hoàn thiện, vì thế 22 ý kiến tham gia đóng góp cho dự thảo Luật Du lịch tại buổi Tọa đàm là cơ hội trước thời điểm quan trọng các đại biểu Quốc hội xem xét lần cuối trước khi thông qua. Chính vì thế, những nội dung cần thảo luận của Tọa đàm có tính tập trung cao, bao gồm: Xếp hạng cơ sở lưu trú; Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch và vai trò của HHDL trong tình hình mới. Cụ thể là:
+ Đa số các đại biểu bày tỏ quan điểm ủng hộ việc tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú (CSLT). Bởi lẽ, các doanh nghiệp CSLT du lịch thực hiện vận hành kinh doanh theo quy luật thị trường, nếu doanh nghiệp thấy có lợi thì đăng ký xếp hạng và khi đã được xếp hạng thì họ phải tuân thủ hoàn toàn các tiêu chí xếp hạng của cơ quan quản lý. Thực tế, nhiều doanh nghiệp chưa đăng ký xếp hạng do chưa đáp ứng được toàn bộ các tiêu chí, chẳng hạn như trường hợp khách sạn đầu tư vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ đẳng cấp quốc tế 5 sao nhưng họ không đạt tiêu chí về quy mô số lượng phòng khách, hồ bơi,… Tuy nhiên cũng còn một số ý kiến trái chiều, cho rằng cần quy định bắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh CSLT phải đăng ký xếp hạng trong vòng 6 tháng với lý do để bảo vệ quyền lợi khách hàng. Một đại diện khách sạn 5 sao ở Hà Nội cho biết việc đăng ký hạng sao và đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đối với khách sạn cao sao 4,5 sao thì không có vấn đề khó khăn vì ngoài tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam họ còn có tiêu chuẩn quốc tế của tập đoàn. Nhưng đối với các khách sạn hạng thấp hơn nếu không có xếp hạng rõ ràng thì khó đảm bảo được chất lượng đồng đều, và đối với cơ quan quản lý nhà nước thì khó quản lý chất lượng dịch vụ, điều này phù hợp với tình hình chất lượng dịch vụ CSLT ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên đại đa số đại biểu thống nhất với phương án tự nguyện đăng ký xếp hạng.
+ Nội dung Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch đã được bàn đến từ lâu. Dự thảo Luật Du lịch sửa đổi lần này làm rõ hơn mục đích thành lập quỹ, xác định xúc tiến là nhiệm vụ chính của quỹ; quy định nguồn hình thành quỹ là từ 3 nguồn (Nhà nước cấp, đóng góp tự nguyện, các nguồn hợp pháp khác). Nhiều đại biểu thống nhất với ý kiến cho rằng doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng góp quỹ phát triển du lịch và chính phủ có quy định tỷ lệ đóng góp này, đề xuất cụ thể trong việc xây dựng quỹ du lịch từ đóng góp của khách tham quan và khách lưu trú nhưng cần đảm bảo tính phù hợp với từng loại hình. Ví dụ: thu phí 15.000 – 20.000 Đồng đối với khách tham quan, thu phí của khách du lịch lưu trú ở khách sạn 4-5 sao với mức 1$/ khách và 0,5$/ khách du lịch lưu trú ở khách sạn 1-3 sao. Liên quan đến Quỹ này, một số đại biểu lập luận về việc không nên thu phí gây Quỹ từ lệ phí thị thực của khách du lịch vì ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh về chính sách visa của Việt Nam so với các nước khác. Cần có Hội đồng quản lý quỹ có sự tham gia của Hiệp hội Du lịch. Việc sử dụng Quỹ cần công khai, minh bạch.
Nhận định chung, dự thảo vẫn giữ được các nội dung cơ bản của Luật Du lịch 2005, đồng thời cập nhật, bổ sung một số nội dung mới, phù hợp với điều kiện đất nước hiện nay. Cụ thể là: Dự thảo Luật đã nêu rõ các lĩnh vực Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí (cấp ngân sách) và Nhà nước khuyến khích hỗ trợ (Điều 5). Vai trò của Hiệp hội được nâng cao với các trách nhiệm cụ thể (Điều 7). Việc bảo vệ quyền lợi của khách được làm rõ hơn (Điều 10- 14). Đặc biệt, Dự thảo Luật đã làm rõ vai trò của DN trong việc sáng tạo, phát triển sản phẩm, chú ý đến các sản phẩm du lịch có ảnh hưởng đến tính mạng của khách du lịch (du lịch mạo hiểm), ưu tiên phát triển du lịch cộng đồng (Điều 18-19). Quy hoạch về du lịch cũng đã được cô đọng lại, phù hợp với dự thảo Luật Quy hoạch (Điều 20-21).
Nội dung về điểm du lịch, khu du lịch được biên soạn gọn lại, điều kiện, thủ tục công nhận đơn giản hơn,Xác định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch (Điều 27-28). Tại tọa đàm, đại diện lãnh đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiêu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã đánh giá cao sự hợp tác và tham gia tích cực có hiệu quả của Hiệp hội Du lịch Việt Nam trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật, đồng thời thông tin cho các đại biểu về quá trình thông qua Luật tại kỳ họp Quốc hội lần này.
Đại diện báo Nhân dân, Ông Phan Huy Thắng, Vụ trưởng Trưởng ban Nhân dân cuối tuần phát biểu, đánh giá rất cao tinh thần tích cực của các hội viên Hiệp hội Du lịch Việt nam trong tọa đàm, cung cấp nhiều thông tin cụ thể, thiết thực cho công tác xây dựng Luật, cho sự phát triển của ngành Du lịch.
Cho tới nay Dự thảo Luật Du lịch sửa đổi đã cơ bản hoàn thiện, vì thế 22 ý kiến tham gia đóng góp cho dự thảo Luật Du lịch tại buổi Tọa đàm là cơ hội trước thời điểm quan trọng các đại biểu Quốc hội xem xét lần cuối trước khi thông qua. Chính vì thế, những nội dung cần thảo luận của Tọa đàm có tính tập trung cao, bao gồm: Xếp hạng cơ sở lưu trú; Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch và vai trò của HHDL trong tình hình mới. Cụ thể là:
+ Đa số các đại biểu bày tỏ quan điểm ủng hộ việc tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú (CSLT). Bởi lẽ, các doanh nghiệp CSLT du lịch thực hiện vận hành kinh doanh theo quy luật thị trường, nếu doanh nghiệp thấy có lợi thì đăng ký xếp hạng và khi đã được xếp hạng thì họ phải tuân thủ hoàn toàn các tiêu chí xếp hạng của cơ quan quản lý. Thực tế, nhiều doanh nghiệp chưa đăng ký xếp hạng do chưa đáp ứng được toàn bộ các tiêu chí, chẳng hạn như trường hợp khách sạn đầu tư vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ đẳng cấp quốc tế 5 sao nhưng họ không đạt tiêu chí về quy mô số lượng phòng khách, hồ bơi,… Tuy nhiên cũng còn một số ý kiến trái chiều, cho rằng cần quy định bắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh CSLT phải đăng ký xếp hạng trong vòng 6 tháng với lý do để bảo vệ quyền lợi khách hàng. Một đại diện khách sạn 5 sao ở Hà Nội cho biết việc đăng ký hạng sao và đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đối với khách sạn cao sao 4,5 sao thì không có vấn đề khó khăn vì ngoài tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam họ còn có tiêu chuẩn quốc tế của tập đoàn. Nhưng đối với các khách sạn hạng thấp hơn nếu không có xếp hạng rõ ràng thì khó đảm bảo được chất lượng đồng đều, và đối với cơ quan quản lý nhà nước thì khó quản lý chất lượng dịch vụ, điều này phù hợp với tình hình chất lượng dịch vụ CSLT ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên đại đa số đại biểu thống nhất với phương án tự nguyện đăng ký xếp hạng.
+ Nội dung Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch đã được bàn đến từ lâu. Dự thảo Luật Du lịch sửa đổi lần này làm rõ hơn mục đích thành lập quỹ, xác định xúc tiến là nhiệm vụ chính của quỹ; quy định nguồn hình thành quỹ là từ 3 nguồn (Nhà nước cấp, đóng góp tự nguyện, các nguồn hợp pháp khác). Nhiều đại biểu thống nhất với ý kiến cho rằng doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng góp quỹ phát triển du lịch và chính phủ có quy định tỷ lệ đóng góp này, đề xuất cụ thể trong việc xây dựng quỹ du lịch từ đóng góp của khách tham quan và khách lưu trú nhưng cần đảm bảo tính phù hợp với từng loại hình. Ví dụ: thu phí 15.000 – 20.000 Đồng đối với khách tham quan, thu phí của khách du lịch lưu trú ở khách sạn 4-5 sao với mức 1$/ khách và 0,5$/ khách du lịch lưu trú ở khách sạn 1-3 sao. Liên quan đến Quỹ này, một số đại biểu lập luận về việc không nên thu phí gây Quỹ từ lệ phí thị thực của khách du lịch vì ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh về chính sách visa của Việt Nam so với các nước khác. Cần có Hội đồng quản lý quỹ có sự tham gia của Hiệp hội Du lịch. Việc sử dụng Quỹ cần công khai, minh bạch.
Nhận định chung, dự thảo vẫn giữ được các nội dung cơ bản của Luật Du lịch 2005, đồng thời cập nhật, bổ sung một số nội dung mới, phù hợp với điều kiện đất nước hiện nay. Cụ thể là: Dự thảo Luật đã nêu rõ các lĩnh vực Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí (cấp ngân sách) và Nhà nước khuyến khích hỗ trợ (Điều 5). Vai trò của Hiệp hội được nâng cao với các trách nhiệm cụ thể (Điều 7). Việc bảo vệ quyền lợi của khách được làm rõ hơn (Điều 10- 14). Đặc biệt, Dự thảo Luật đã làm rõ vai trò của DN trong việc sáng tạo, phát triển sản phẩm, chú ý đến các sản phẩm du lịch có ảnh hưởng đến tính mạng của khách du lịch (du lịch mạo hiểm), ưu tiên phát triển du lịch cộng đồng (Điều 18-19). Quy hoạch về du lịch cũng đã được cô đọng lại, phù hợp với dự thảo Luật Quy hoạch (Điều 20-21).
Nội dung về điểm du lịch, khu du lịch được biên soạn gọn lại, điều kiện, thủ tục công nhận đơn giản hơn,Xác định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch (Điều 27-28). Tại tọa đàm, đại diện lãnh đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiêu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã đánh giá cao sự hợp tác và tham gia tích cực có hiệu quả của Hiệp hội Du lịch Việt Nam trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật, đồng thời thông tin cho các đại biểu về quá trình thông qua Luật tại kỳ họp Quốc hội lần này.
Đại diện báo Nhân dân, Ông Phan Huy Thắng, Vụ trưởng Trưởng ban Nhân dân cuối tuần phát biểu, đánh giá rất cao tinh thần tích cực của các hội viên Hiệp hội Du lịch Việt nam trong tọa đàm, cung cấp nhiều thông tin cụ thể, thiết thực cho công tác xây dựng Luật, cho sự phát triển của ngành Du lịch.
Ý kiến của bạn
Sự kiện ngành khác
- Họp Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch
- Hà Nội thu hút du khách bằng môi trường văn minh, thân thiện
- Xác định rào cản trong thương mại dịch vụ
- Thứ trưởng Vương Duy Biên tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ
- Tăng cường hợp tác du lịch Việt Nam - Pháp
- Tăng cường hoạt động của các Hiệp hội Du lịch
- Đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam tới người dân Australia
- Quảng bá du lịch Việt Nam tại Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc)
- Công bố Quy hoạch du lịch Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch