Di tích lịch sử, văn hóa
Lăng Khải Định
Địa điểm: Xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vua Khải Định lên ngôi năm 1916, là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng xây dựng lăng tẩm – chuẩn bị chỗ yên nghỉ vĩnh viễn của một ông vua.
Kỳ đài Huế
Kỳ đài nằm ở chính giữa, mặt trước Kinh thành, là một công trình trong tổng thể các công trình thuộc quần thể kiến trúc cố đô Huế.
Kinh thành Huế
Kinh thành (vòng thành ngoài) của Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, bắt đầu vào mùa hè năm 1805 và kết thúc vào năm 1832.
Hoàng thành và Tử Cấm thành
Hoàng thành và Tử Cấm thành (gọi chung là Hoàng Cung hay Đại Nội) được bắt đầu khởi công xây dựng vào mùa hè năm 1804. Các vòng thành bảo vệ Hoàng Cung được xây dựng dưới sự phụ trách, trông coi trực tiếp của hai đại thần Nguyễn Văn…
Hồ Tịnh Tâm
Địa điểm: Phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hồ Tịnh Tâm nguyên trước đây là hồ Ký Tế được vua Minh Mạng cho tái thiết để làm nơi nghỉ ngơi vào năm 1822.
Hổ Quyền
Địa điểm: Xã Thủy Biều, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Hổ Quyền là một đấu trường được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn dùng để tổ chức những trận tử chiến giữa voi và cọp cho nhà vua, đình thần và dân chúng xem, đồng thời luyện tập…
Gian nhà "Dãy trại"
Địa chỉ: 47 Mai Thúc Loan, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là gian nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh khi theo cha và anh vào Huế lần thứ 2 để ở (1906 - 1909). Tháng 5 năm 1906, ông Nguyễn Sinh Sắc đem theo hai con trai…
Duyệt Thị Đường
Địa điểm: Nằm trong khu vực Tử Cấm Thành. Duyệt Thị Đường được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826) nằm bên trong Tử Cấm Thành.
Cửu Đỉnh
Cửu Đỉnh (9 đỉnh) đặt tại sân Thế Miếu trong Hoàng Thành. Chín đỉnh này được đúc từ cuối năm 1835 đến đầu năm 1837 thì hoàn thành. Ngày 4/3/1837 triều đình tổ chức lễ khánh thành rất lớn dưới sự chủ trì trực tiếp của vua Minh Mạng.
Cửu vị thần công
Địa điểm: Đặt tại cửa Thể Nhơn (cửa Ngăn), cửa Quảng Đức (cửa Sập), thành phố Huế. Cửu vị thần công trước đây được đặt ở trước mặt Ngọ Môn trong hai dãy nhà đặt tên là Pháo Xưởng, hiện nay được đặt ở cửa Thể Nhơn (cửa Ngăn), cửa…
Cung Trường Sanh
Địa điểm: Nằm ở góc Tây Bắc trong Hoàng Thành, phía sau cung Diên Thọ. Cung được khởi công xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 1 (1821), với tên ban đầu là cung Trường Ninh.
Cung Khánh Ninh
Cung Khánh Ninh là cung điện riêng của vua Minh Mạng xây dựng năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Cung toạ lạc ở sau lưng Hoàng thành, phía bắc Ngự Hà (đoạn gấp khúc đầu tiên của Ngự Hà tính từ tây sang đông). Cung có vòng tường gạch bao…
Cung Diên Thọ
Cung Diên Thọ nằm trong khu vực ăn ở của Hoàng Thái hậu (mẹ vua) và Thái Hoàng Thái hậu (bà nội vua) thuộc Hoàng Thành.
Cung An định
Địa chỉ: Số 78A Nguyễn Huệ, thành phố Huế. Cách trung tâm thành phố Huế 2km, vị trí nằm cuối đường Nguyễn Huệ, gần Dòng Chúa Cứu Thế và nằm đầu đường Nguyễn Khuyến, gần ngã tư Hùng Vương.
Chùa Thiên Mụ
Địa điểm: Đường Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chùa Phật Lồi
Địa điểm: Làng Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa Phật Lồi hay còn gọi là chùa Ưu Điềm, được xây dựng trên cơ sở của một công trình kiến trúc Champa bị đổ nát. Chùa nằm trên gò cao khoảng 2m, hiện có…
Chùa Giác Lương
Địa điểm: Làng Hiền Lương, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế 21km về phía Tây Bắc.
Chùa Diệu Đế
Chùa Diệu Đế tọa lạc bên bờ sông Hộ Thành (dân gian gọi là sông Gia Hội, hoặc sông Đông Ba), số 100B đường Bạch Đằng, gần cầu Gia Hội.
Chùa Báo Quốc
Chùa Báo Quốc tọa lạc trên đồi Hàm Long trên đất xưa gọi là làng Thụy Lôi, gần với xóm Lịch Đợi. Từ đây nhìn xuống hướng đông là đường Điện Biên Phủ (con đường dẫn lên đàn Nam Giao) và nhìn về hướng bắc là ga xe lửa.
Chùa Bác Vọng Tây
Chùa làng của làng Bác Vọng Tây, thuộc huyện Kim Trà thời chúa Nguyễn và tổng Hạ Lang vào thời các vua triều Nguyễn, nay thuộc huyện Hương Trà.
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch