Ẩm thực Việt Nam
Bánh gai làng Giá, Hà Nội
Làng Giá là một vùng quê nằm bên sông Đáy thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức – Hà Nội, có nghề làm bánh gai nổi tiếng. Bánh gai làng Giá được người sành ăn đánh giá ngang với bánh gai Hải Dương.
Bánh dầy Quán Gánh, Hà Nội
Phố Quán Gánh không khó nhận ra khi đi qua quốc lộ 1A, địa phận Thường Tín - Hà Tây cũ. Không hay sự tích chính xác tên địa danh độc đáo này, chỉ biết Quán Gánh bao đời nay có món bánh dầy dẻo thơm, ăn một lần là nhớ…
Bánh cuốn trứng xứ Lạng
Xắn miếng bánh cuốn trứng nhúng vào bát nước dùng nóng hổi được ninh từ xương ống và thịt bằm, hành ngò, tiêu vừa béo vừa thơm để cảm nhận được vị ngon của bánh...Nếu ai đã từng đến với xứ Lạng, được thưởng thức đủ thứ đặc sản nơi…
Bánh Cooc mò - người Tày, Nùng
Trong các món bánh của người Tày, Nùng ở Thái Nguyên, bánh cooc mò là món ăn bình dị nhưng quyến rũ lạ lùng bởi mùi vị rất đặc trưng riêng biệt. Tiếng Tày coóc mò có nghĩa là sừng bò (coóc: sừng, mò: bò).
Bánh chuối Na Hang ở Tuyên Quang
Không ai biết được truyền thống làm bánh chuối ở Na Hang, huyện vùng cao Tuyên Quang có từ bao giờ, nhưng cứ đến rằm tháng 7 hàng năm, hoặc các ngày lễ, ngày tết, hầu như nhà nào cũng phải làm được một mẻ bánh chuối, dâng lên cúng…
Bánh chưng đen xứ Lạng
Bánh chưng đen hay còn gọi là bánh chưng cẩm là món bánh không thể thiếu trong mâm cỗ cúng gia tiên của người dân tộc Tày ở huyện miền núi Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn).
Bánh chưng đen của người Nùng ở Si Ma Cai – Lào Cai
Hình ảnh chiếc bánh chưng xanh trong dịp Tết Nguyên đán đã quá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Thế nhưng, trên vùng cao Si Ma Cai trong dịp tết không chỉ có bánh chưng xanh mà còn có một loại bánh chưng từ hình thức đến hương vị…
Bánh chưng ngọt
Mỗi người có một lý do riêng để thích Tết, riêng chờ Tết để được ăn bánh chưng ngọt, món ăn khó có thể tìm được ở nơi đâu vào một thời điểm nào khác trong năm. Bánh chưng nào cũng cần gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, thịt mỡ.
Bánh chim gâu - Đặc sản của người Dao Yên Thành (Yên Bái)
Bánh chim gâu - một trong những món ăn được coi là đặc sản ở xã Yên Thành, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.Gọi là đặc sản bởi sự cầu kỳ trong cách làm bánh và câu chuyện về chiếc bánh mang ý nghĩa của tình mẫu tử này. Nguyên…
Bánh bạc đầu - Sán Dìu ở Quảng Ninh
Gạo nếp, vừng, lạc, đường kính trắng, người Sán Dìu ở thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn… (Quảng Ninh) từ những nông sản quen thuộc đã tạo ra món bánh ngon, mát, dễ ăn, không hề ngán ngấy: bánh bạc đầu.
Bánh áp chao – đặc sản Cao Bằng
Không ai biết bánh áp chao có từ khi nào, chỉ biết đây là món quà đêm quen thuộc, thơm ngon, đồng hành cùng với người dân Cao Bằng từ đầu mùa đông năm này và kéo dài đến hết mùa xuân năm sau.
Ẩm thực Hải Dương
Mỗi vùng miền đều có một thứ để làm người ta nhớ. Với tôi, bánh cuốn và bún cá rô đồng quê hương luôn vấn vương trong tâm thức...Bên cạnh bánh đậu xanh, bánh gai - những thứ quà ngọt, thanh tao và không thể lẫn vào đâu được thì…
Đuông hấp xôi – Nam bộ
Món ăn đặc sản quý hiếm ở Nam bộ mà ngày xưa được tiến về triều cho vua ngự lãm hàng năm gọi là con đuông. Có nhiều loại như: đuông dừa, đuông đủng đỉnh, đuông chà là và đuông măng.(Nguồn: quehuongonline.vn)
Đuông dừa nướng - Nam Bộ
Tương truyền, món đặc sản đuông dừa nướng lửa than ở Nam Bộ đã được tiến cống cung đình triều Nguyễn dưới thời Hoàng thái hậu Từ Dũ và Hoàng hậu Nam Phương.
Đuông chiên bột sông Cầu, Phú Yên
Sông Cầu được mệnh danh là xứ dừa của Phú Yên. Dừa ở Sông Cầu thân cao tỏa bóng mát rợp dọc dài từ chân đèo Cù Mông đến tận dốc Gành Đỏ. Sông Cầu có một số đặc sản nổi tiếng, trong đó phải kể đến món đuông dừa.
Đọt mây – Đồng bào S’tiêng
Đến xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, Bình Phước, bạn sẽ được thưởng thức đọt mây - món ăn ưa thích của đồng bào S’tiêng.Dù là món đọt mây đã được cải biên theo khẩu vị người Kinh - đọt mây xào mỡ, nhưng vị của nó không giống bất…
Đồ biển ở Cam Bình – Bình Thuận
Bãi biển Cam Bình vẫn còn nét hoang sơ nằm cách thị xã La Gi (Hàm Tân) chưa đầy 5km trên con đường độc đạo men theo biển về hướng Bình Châu. Làng Cam Bình có gần 500 hộ dân chuyên nghề đánh bắt ven bờ, đi thúng ra khơi…
Đắng, ngọt sầu đâu An Giang
Sầu đâu (xoan ăn gỏi) là loại cây hoang dã, mọc nhiều ở An Giang, Kiên Giang… Thân cây cao và thẳng, không kén đất, dễ trồng. Lá sầu đâu có màu xanh, vị đắng, hậu ngọt, tính mát hoa thì ít đắng hơn và thơm.
Đặc sản rừng ngập mặn Gò Công, Tiền Giang
Trong thực đơn tại những quán ăn uống cũng như bữa cơm gia đình của người dân miệt biển Gò Công, có những món ăn của các loại giáp xác đặc trưng sống ở vùng đất ngập mặn mà ai đã thưởng thức một lần sẽ khó mà quên được,…
Xôi phồng Chợ Mới, An Giang
Chợ Mới - An Giang nổi tiếng với nhiều loại nông sản - đặc sản. Trong số đó đặc sản xôi nếp quê theo yêu cầu khách tham quan đã phát triển thành xôi chiên phồng nổi tiếng...
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch