Ẩm thực Việt Nam
Bún ngao - Hà Nội
Bún cua, bú ốc, bún cá rô… đều là lựa chọn quen thuôc cho bữa ăn sáng cần nhiều nước và năng lượng. Nhưng có món bún ngao lạ lạ cho bữa sáng nhẹ bụng cũng đáng thử lắm chứ.
Bún cá Hải Phòng
Ẩm thực gắn với cuộc sống thường ngày của người dân như một góc văn hóa thưởng thức. Trong sự tiếp biến văn hóa ẩm thực, Hải Phòng đã chắt lọc, giữ lại cho mình những hương vị ẩm thực đầy cá tính.
Bánh tro
Tết Đoan Ngọ (tết giết sâu bọ), ngoài việc thưởng thức món cơm rượu nếp đặc trưng, chè đậu đen và các loại hoa quả thì làm bánh tro (hay còn gọi là bánh gio) ăn vào ngày này cũng là tập tục của nhiều nơi.
Bánh tò te - Yên Bái
Nếu ai đã từng về Yên Bái, từng một lần thưởng thức bánh tò te, thứ bánh nhuộm cả quê hương hồn hậu hẳn sẽ nhớ mãi hương vị của nó.Bánh tò te ngay từ cái tên nghe vui tai, lạ miệng cũng gợi cho người ta tò mò về…
Bánh Tày nồng ệp của người Sán Dìu
Tên vừa dài, vừa khó nhớ, nhưng chỉ ăn một miếng bánh Tày nồng ệp của người Sán Dìu, đảm bảo người ta sẽ nhớ ngay hương vị. Cũng chỉ từ gạo nếp, đường phên, đồng bào người Sán Dìu không biết từ bao giờ đã làm ra một món…
Bánh tai - Phú Thọ
Ông cha ta ngày xưa thường dựa vào phương pháp chế biến, tính chất hay hình dáng của các loại bánh để đặt tên cho nó. Ví như bánh gừng có hình củ gừng của người Chăm (Bình Thuận), bánh răng bừa có hình răng bừa ở Văn Giang (Hưng…
Bánh rắn Đô Kỳ - Thái Bình
Bánh rắn ăn nóng, thưởng thức cùng nước mắm nguyên chất, thêm chút ớt tươi tê tê đầu lưỡi hẳn không ai có thể quên được.Nằm ở phía tây bắc của "vựa lúa Thái Bình", Hưng Hà không thiếu những món quà quê dân dã làm từ lúa, trong đó…
Bún bung hoa chuối - Thái Bình
Nói đến bún bung trước hết phải nói đến đất Hà Thành, nơi xuất xứ của món ăn độc đáo này. Bát bún bung với nước dùng ninh chân giò ăn kèm với dọc mùng từ lâu là một món ăn ưa thích của không chỉ người Hà Nội. Cách…
Bánh đúc om chua – Hà Nội
Trong mâm cỗ ngày Rằm tháng tám, bên cạnh những lễ vật không thể thiếu như mâm ngũ quả, bánh nướng, bánh dẻo, cốm làng Vòng…nhiều gia đình Hà Nội vẫn tự làm thêm thức quà rất đặc biệt đó là “bánh đúc om chua”.
Bánh đậu xanh - Hải Dương
Bánh đậu xanh đặc sản của Hải Dương được làm nên từ những sản vật hết sức gần gũi: đậu xanh, đường tinh, mỡ lợn, tinh dầu hoa bưởi. Những nghệ nhân cao tuổi của làng nghề bánh đậu truyền thống tại thành phố Hải Dương giải thích rằng, cái…
Bánh đa kê
Bánh đa kê là món ăn thú vị, thứ quà vặt quen thuộc của người Hà Nội. Món quà vặt này hội tụ đủ vị mát của kê xen lẫn với vị bùi của đậu xanh, vị giòn của bánh đa quyện đều với miếng kê mềm mềm vì được…
Bánh đa dừa Thổ Hà, Bắc Giang
Làng Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) khi xưa nổi tiếng với nghề làm gốm, thì nay nổi danh với nghề tráng bánh đa. Bánh ở đây với công thức chế biến đặc biệt nên có vị ngon riêng, khác hẳn với bánh đa thông thường. Nếm…
Bánh ngải của người Tày- Lạng Sơn
Lá ngải cứu gần gũi trong dân gian bởi đặc tính mát lành nhưng bánh ngải cứu thì là một đặc sản khá độc đáo của đồng bào người Tày. Đến Lạng Sơn (nơi người Tày sinh sống đông), ngoài nếm măng ớt mắc mật, xôi lá cẩm, người ta…
Bánh mì cay - Hải Phòng
Bánh mì cay hay người ta thường hay gọi nó bằng cái tên theo hình dáng hiện hữu của nó: bánh mì que, một trong những món ăn được liệt vào hàng đặc sản của thành phố Cảng nhưng rất bình dân, và có thể gọi cho nó một cái…
Bánh khảo – người Tày (Cao Bằng)
Bánh khảo được làm nhiều nhất vào dịp tết và được xem như một thứ kẹo tết của người dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng. Cứ độ 20 tháng chạp, các nhà trong bản lại rục rịch làm bánh khảo đón Tết Nguyên đán. Với người Tày, tết mà không…
Bánh Hút vùng Lục Ngạn - Bắc Giang
Người dân tộc thiểu số miền núi của huyện Lục Ngạn thường làm những món bánh rất đặc biệt để tiếp khách. Nếu lên vùng cao Lục Ngạn đầu xuân này, bạn chớ để lỡ dịp thưởng thức món bánh Hút độc đáo.
Bánh gối - Hà Nội
Bánh gối khi làm chín sẽ có hình vầng trăng khuyết, hơi giống với chiếc bánh xèo miền Nam, hay bánh quai vạt miền Tây. Nhưng điểm làm nên hương vị khác biệt của mỗi loại bánh chính là nguyên liệu và cách tạo nên chúng.
Bánh giậm đen của người Tày
Những chiếc bánh có vị béo ngậy của thịt mỡ, mằn mặn của nhân lạc, vị ngọt mặn mà của đường đỗ, và đặc biệt bánh có màu đen huyền của bánh gai, dậy mùi thơm của lúa nếp mới trổ bông tạo nên hương vị dân dã khó quên…
Bánh gạo rang (Vĩnh Phúc)
Đến với vùng đất Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc, du khách không quên mua một ít bánh gạo rang mang về làm quà cho người thân.Đây là loại bánh mà người dân Vĩnh Phúc xem như là đặc sản dùng trong các đám đình, hội hè hay gửi đi xa…
Bánh gai Ninh Giang
Ngày nay, bánh gai Ninh Giang ngang dòng sông Luộc sang đất Thái Bình, Hải Phòng, về Hưng Yên, Hà Nội… như một thứ quà quê bình dị, thơm ngon và bất kỳ du khách nào qua đây đều muốn có được.
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch